Page 107 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 107
4.2.3. Khối cảm nhiễm:
- Mọi cơ thể để có khả năng cảm nhiễm với nhóm bệnh lây truyền qua đường máu
- Phần lớn các bệnh trong nhóm này đều là các bệnh có ổ dịch thiên nhiên, tỷ lệ
bệnh rất khác hau giữa vùng dịch có ổ dịch tiềm tàng từ thiên nhiên và dùng
dịch lan từ nơi khác đến. Ở những ổ dịch tiềm tàng, trẻ nhỏ và những người từ
nơi khác đến dễ bị cảm nhiễm với bệnh hơn so với người lớn bản địa.
- Miễn dịch của các bệnh nhóm này nhìn chung khá bền vứng
4.3. Đặc điểm dịch tễ học.
- Đặc điểm dịch tễ của các bệnh truyền nhiễm đường máu phụ thuộc vào đặc
điểm sinh lý, sinh thái của nguồn truyền nhiễm là động vật và của côn trùng
trung gian truyền bệnh.
- Bệnh diễn biến theo mùa: Phụ thuộc vào sự sinh sản, phát triển và hoạt
động của côn trùng. Ví dụ các bệnh do muỗi truyền, bệnh sốt xuất huyết
dengue thường xảy ra vào các tháng nóng và mưa nhiều (tháng 8 - 10).
Bệnh viêm não Nhật Bản thường tăng cao vào các tháng 5 - 7. Bệnh dịch
hạch thường tăng cao trong khoảng thời gian từ tháng 2 - 4 là thời gian
chuột sinh sản, phát triển và hoạt động mạnh nhất
- Ổ bệnh thiên nhiên: Bệnh dịch hạch, viêm não Nhật Bản. Với các bệnh này,
công tác phòng dịch rất khó khăn.
- Mức độ của các dịch bệnh nhóm này phụ thuộc vào các điều kiện thiên
nhiên và kinh tế - xã hội của từng vùng.
4.4. Các biện pháp phòng chống.
4.4.1. Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm:
4.4.1.1. Nguồn truyền nhiễm là người:
- Chẩn đoán pháp hiện dựa vào:
+ Lâm sàng: Dựa vào biểu hiện lâm sàng (theo bệnh)
+ Xét nghiệm: Dùng các phản ứng huyết thanh, miễn dịch
+ Dịch tễ học
- Khai báo
103