Page 108 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 108
- Cách ly: Trong thời kỳ trong máu có chứa mầm bệnh, phòng trung gian
truyền bệnh đốt. Ví dụ với bệnh nhân sốt xuất huyết, người bệnh cần nằm
màn trong suốt thời kỳ bệnh có khả năng lây truyền.
- Khử trùng: Thực tế chất thải của nhóm bệnh nhân này không cần khử
trùng, chỉ có người bệnh dịch hạch thể phổi thì phải khử trùng đờm, các
chất bài tiết đường mũi, họng bằng các chất khử trùng thông thường.
- Điều trị
- Quản lý, giám sát
4.4.1.2. Nguồn truyền nhiễm là động vật:
- Về nguyên tắc thì cần tiến hành tiêu hủy hàng loạt các loài động vật có vai
trò là nguồn truyền nhiễm của nhóm bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế
không thể tiêu diệt được các nguồn truyền nhiễm là các động vật hoang dã.
- Chỉ trong các ổ dịch hạch tạm thời, thứ phát, ta có thể tiến hành diệt chuột để
dập dịch. Tuy nhiên, việc này chỉ nên được tiến hành khi chỉ số bọ chét dưới 1.
4.4.2. Các biện pháp đối với đường truyền nhiễm:
- Trong toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch nhóm này thì biện pháp diệt
côn trùng là quan trọng nhất, có hiệu quả nhất, cần phải tiến hành một cách
triệt để, kĩ lưỡng, rộng khắp để đạt kết quả tốt.
- Phải phối hợp các biện pháp dân gian và biện pháp kĩ thuật, dựa vào đặc
điểm sinh lý, sinh thái của côn trùng. Ví dụ, để phòng vector trong bệnh sốt
xuất huyết dengue, biện pháp có hiệu quả nhất triệt phá nơi sinh sản của
muỗi, diệt bọ gậy và diệt muỗi. Muỗi truyền bệnh này chủ yếu sinh sản ở
các dụng cụ chứa nước sinh hoạt của con người, cuộc sống của chúng gắn
liền với hoạt động của con người. Do vậy, để phòng chống vector hiệu quả
và bền vững, cần có sự tham gia của cộng đồng.
4.4.3. Các biện pháp đối với khối cảm nhiễm:
- Sử dụng vac-xin: Hiện nay trong nhóm bệnh này, chỉ có vài bệnh đã có vac
xin phòng bệnh đặc hiệu như: dịch hạch, viêm não Nhật Bản, viêm gan B…
- Hóa dược dự phòng: Ví dụ sử dụng tetraxyclin để dự phòng bệnh dịch hạch.
104