Page 109 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 109
5. Dịch tễ học nhóm bệnh truyền nhiễm đường da – niêm mạc.
5.1. Tác nhân gây bệnh.
- Vi khuẩn: Lậu, uốn ván, than, giang mai…
- Vi rút: Dại, héc pét đường sinh dục…
- Ký sinh trùng: Ghẻ, giun móc, nấm…
5.2. Quá trình dịch.
5.2.1. Nguồn truyền nhiễm:
- Người: Lậu, HIV, đau mắt hột, hạ cam
- Động vật bị bệnh: Than, dại, sốt do chuột cắn
5.2.2. Đường truyền nhiễm:
Phương thức lây:
- Trực tiếp:
+ Qua quan hệ tình dục: lậu, hạ cam, HIV, giang mai
+ Qua vết cắn của động vật: dại, sốt chuột cắn, dịch hạch
+ Qua vết thương: uốn ván, hoạt thư sinh hơi, than, lở mồm long móng
- Gián tiếp:
+ Dùng chung chậu, khăn mặt: ddau mắt hột…
+ Dùng chung quần áo: ghẻ, hắc lào…
+ Xác súc vật chết: bệnh than
5.2.3. Khối cảm nhiễm: Mọi cá thể đều có khả năng cảm nhiễm bệnh.
5.3. Đặc điểm dịch tễ.
- Mức độ lan truyền của các bệnh đường da - niêm mạc có liên quan mật
thiết đến trình độ vệ sinh, văn hóa của người dân. Các bệnh hoa liễu, đau
mắt hột, giun móc, hoặc tổ chức dự phòng chấn thương trong lao động sản
xuất, chiến đấu.
- Tình hình bệnh dịch ở súc vật cũng có ảnh hưởng đến một số bệnh: Dại,
than
- Đa số bệnh có tính chất mạn tính, tác nhân gây bệnh có sức đề kháng rất mạnh
ở ngoại cảnh và lây theo Phương thức gián tiếp: đau mắt hột, giun móc.
105