Page 9 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 9

3.1.1. Lợi tự do:
                   Không dính vào răng mà ôm sát lấy cổ răng tạo nên một rãnh nông gọi là
                   rãnh lợi sinh lý có kích thước từ 0.5 – 2.0mm. Lợi tự do gồm hai phần:
                   - Nhú lợi: Che kín các kẽ răng.
                   - Đường viền lợi: Là thành ngoài của rãnh lợi, cao khoảng 0.5 – 1.0mm.
                   3.1.2. Lợi dính:
                   Phía trên lợi dính bám vào chân răng, phía dưới bám vào mặt ngoài xương ổ
                   răng, có màu nhạt hơn lợi tự do.
                   Hõm dưới lợi tự do là ranh giới giữa lợi tự do và lợi dính.
                   + Chức năng: Bảo vệ răng và ổ răng, tạo nên thẩm mỹ cho răng.
                   + Tổ chức học:
                   - Biểu mô lợi.
                   - Mạch máu: Đi từ động mạch ổ răng tỏa vào lợi, dinh dưỡng cho lợi.
                   - Thần kinh: Là các phần tận cùng của thần kinh không có Myeline.
                   3.2. Dây chằng quanh răng:
                   Là một tổ chức liên kết có cấu trúc đặc biệt gồm nhiều sợi keo, sợi chun nối
                   liền khoảng trống giữa răng và xương ổ răng.
                   Cấu trúc của dây chằng chủ yếu là những sợi keo (Collagen) sắp xếp thành
                   bó sợi có một đầu bám vào xương răng một đầu bám vào xương ổ răng.
                   Giữa các bó sợi là là tổ chức liên kết, nguyên bào sợi Với các răng nhiều
                   chân có các bó sợi nối giữa các chân.
                   Tuỳ theo sự sắp xếp và hướng đi của các bó sợi mà có những dây chằng
                   quanh răng sau:
                   - Nhóm mào ổ răng: Gồm những bó sợi đi từ mào ổ răng đến xương răng
                   gần cổ răng.
                   - Nhóm ngang: Gồm những bó chạy ngang giữa xương răng và xương ổ
                   răng.
                   - Nhóm chéo: Đi từ xương ổ răng chếch xuống dưới bám vào xương răng.
                   - Nhóm cuống răng; Chạy từ xương răng ở cuống răng đến xương ổ răng.

                   3.3. Xương răng:
                   Là một dạng đặc biệt của xương, bao phủ bề mặt chân răng. Đa số đi quá
                   vùng men răng và phủ lên men răng ở cổ răng.
                   Trên bề mặt xương có những bó sợi của dây chằng quanh răng bám vào.
                   + Tỷ lệ hữu cơ : vô cơ = 1 : 1
                   + Cấu trúc của xương răng:
                   - Xương răng không có tế bào (xương răng tiên phát) được hình thành trong
                   quá trình tạo ngà ở chân răng.
                   - Xương răng có tế bào (xương răng thứ phát): Bao phủ chân răng, bồi đắp
                   liên tục suốt đời, ở vùng cuống bồi đắp nhanh hơn vùng cổ tạo điều kiện cho





                                                                                                        9
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14