Page 12 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 12
4.3. Các rối loạn mọc răng:
4.3.1 Răng mọc quá sớm:
Có thể là răng sữa mọc sớm hoặc răng thừa (hiếm gặp trên lâm sàng).
Có trường hợp ở trẻ mới sinh hoặc sau đó vài tuần đã có 2 răng cửa, răng có
thể bình thường, tốt và chắc. Trường hợp răng mọc gây trở ngại cho trẻ khi
bú hoặc làm đau mẹ khi trẻ bú thì có thể nhổ bỏ. Trên thực tế có thể gặp trẻ
sau khi ra đời có chấm trắng ở lợi (nanh) gây ngứa khó chịu phải lấy bỏ đi.
Người ta cho rằng có thể là răng trước răng sữa hoặc hạt dày sừng Epstein
hay mầm răng của răng sữa sớm.
4.3.2. Mọc răng muộn:
Hay gặp nhất khi trẻ trên 12 tháng tuổi chưa mọc răng cửa được gọi là mọc
răng muộn. Có trường hợp ngoại lệ bình thường, 60 tuổi mới mọc răng số 8
sau khi đã rụng hết các răng trên hàm. Các yếu tố ảnh hưởng:
- Tại chỗ:
Do tăng sản của lợi với sự thay đổi biểu mô và tổ chức đệm của lợi hoặc do
bất thường của xương.
- Toàn thân:
Do suy dinh dưỡng ăn uống kém, thiếu vitamin A, D, Canxi hoặc do kích
thích nội tiết như trong trường hợp thiểu năng tuyến giáp, sinh dục, thượng
thận, thùy trước tuyến yên, giang mai bẩm sinh… Một số do di truyền.
4.4. Các tai biến do mọc răng:
4.4.1. Các tai biến do mọc răng sữa:
4.4.1.1. Biểu hiện lâm sàng:
*Tại chỗ:
+ Lợi ngứa, đỏ, chảy nước dãi nhiều (trẻ hay cho tay hoặc vật lạ vào miệng
để cắn).
+ Đối với răng hàm: Tình trạng viêm có nặng hơn:
Lợi sưng, sờ vào đau, có thể có mủ đôi khi kèm theo viêm miệng đỏ, có một
vài vết loét tròn.
*Tại chỗ:
- Chảy nước mắt nước mũi, ngoài má đỏ, có hạch dưới hàm.
* Toàn thân:
0
- Sốt 38 – 39 C kéo dài 2 - 3 ngày rồi hết sau đó răng mọc ra.
- Trẻ quấy khóc nhiều, ăn ngủ kém, thường gặp ở những đứa trẻ thiếu dinh
dưỡng.
- Có thể gây viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa.
4.4.1.2. Hướng xử trí:
- Vệ sinh răng miệng tại chỗ bằng H 2O 2 5V hoặc nước có Natri bonat, hoặc
nước đun sôi để nguội.
- Có mủ: Chích rạch thoát mủ.
12