Page 10 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 10
dây chằng quanh răng bám vào chân răng, giữ cho bề rộng vùng quanh răng
ổn định.
+ Chức năng:
- Xương răng tham gia giúp nối liền răng với xương răng, cùng với xương ổ
răng giữ bề rộng cần thiết cho vùng dây chằng quanh răng.
- Bảo vệ ngà chân răng.
- Tham gia sửa chữa một số tổn thương ngà chân răng.
3.4. Xương ổ răng:
Là phần lõm của xương hàm để chân răng cắm vào, Phần lõm này có hình
dáng và kích thước phù hợp với từng loại chân răng. Bề mặt của ổ răng, chỗ
đối diện với chân răng, là mô xương đặc biệt gọi là lá cứng Laminadura.
Bề mặt ngoài của lá này có nhiều lỗ thủng cho mạch máu và thần kinh từ
xương xuyên qua để nuôi dưỡng dây chằng quanh răng, đi qua lỗ Apex để
vào tuỷ răng nuôi dưỡng và cảm giác cho răng.
- Tổ chức xương chống đỡ xung quanh răng là xương đặc. Giữa xương đặc
và lá cứng là tổ chức xương xốp.
- Thành phần hoá học: 70% là chất vô cơ (gồm các tinh thể Photphat canci),
30% là thành phần hữu cơ và nước. Thành phần hữu cơ chủ yếu là sợi
Collagen còn lại là tế bào tạo xương, tế bào đa nhân, tế bào xương trưởng
thành…
4. Sinh lý, thời gian mọc răng – thay răng sữa, một số tai biến do mọc
răng:
Sự mọc răng là một quá trình phát triển, di chuyển từ vị trí ban đầu của của
nó trong xương hàm đến vị trí chức năng trong miệng và sự thay đổi của nó
trong cuộc sống.
4.1. Tuổi mọc răng sữa:
- Bình thường răng sữa bắt đầu mọc vào lúc trẻ được khoảng 6 – 8 tháng
tuổi.
- Thời gian trung bình để thành lập bộ răng sữa là 24 – 30 tháng.
Tháng mọc
Tên răng sữa
Hàm trên Hàm dưới
Răng cửa giữa 8 - 10 6 – 8
Răng cửa bên 10 - 12 12 – 14
Răng hàm thứ nhất 14 - 16 14 – 16
Răng nanh 16 - 20 16 – 20
Răng hàm thứ hai 20 - 30 20 – 30
Bộ răng sữa giữ chức năng quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn cho trẻ
bằng cơ chế cắt, xé, nhai và nghiền nát thức ăn. Răng sữa chính là nhân tố
10