Page 4 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 4
- Cổ răng sinh lý được giới hạn bởi phần bờ lợi viền xung quanh cổ răng.
Lúc này phần răng nhìn thấy được trong miệng được gọi là thân răng lâm
sàng. Cổ răng sinh lý thay đổi tuỳ thuộc vào lợi tự do và lợi bám dính. Tuổi
càng cao thì vị trí bám của bờ viền lợi càng có xu hướng thấp dần về phía
chóp răng.
- Cổ răng giải phẫu: Chỉ nhìn thấy khi lợi đã bị co ngót, xương ổ răng đã bị
tiêu xương, là đường cong cố định tạo bởi đường nối giữa men và Cement.
Đây là nơi rất dễ bị thương tổn do lớp men và Cement phủ ngoài mỏng hơn
so với ở thân răng và chân răng.
2. Cấu tạo trong của răng:
2.1. Men răng:
Bao phủ mặt ngoài thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, và là một tổ chức
cứng nhất của cơ thể.
- Tỷ lệ chất vô cơ: 96%, chất hữu cơ và nước: 4%.
- Tính chất lý học của men răng: Nhẵn bóng, trong suốt, rất giòn và cản
quang. Bình thường nếu ngấm vôi tốt qua lớp men mỏng nhìn thấy lớp ngà ở
trong nên thấy màu trắng ngà. Qua lớp men dầy và ngấm vôi không đều thì
thấy men có màu xám hoặc trắng xanh.
- Tính chất hoá học của men răng: Chủ yếu là Ca 10 (PO 4) 6 (OH) 2 và một số
muối Cacbonat: MgCO 3 Chlorua, Sulfat natri, Sulfat kali. Thành phần hữu
cơ chiếm rất ít chủ yếu là các acide amin như: Histidin, Lysin, Arginin,…
- Tổ chức học: Men răng được cấu tạo từ các trụ men hình lăng trụ được bao
bọc bởi chất hữu cơ. Trên kính hiển vi điện tử thấy: Một trụ men được cấu
0
tạo từ nhiều trụ nhỏ có chiều rộng từ 500 – 1000A , chiều dài khoảng 3000 –
0
5000 A . Hướng của trụ men thường thẳng đứng với ngà răng, trên núm răng
hướng của trụ men giống như nan hoa bánh xe mà tâm là sừng tuỷ. Hướng
trụ men ở cổ răng hàm cũng khá thẳng đứng đối với ngà răng.
Bên ngoài men có phủ một lớp hữu cơ gọi là màng thứ phát, trong đời sống
men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi, nhưng lại có
sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường miệng, tuổi càng cao men
răng càng cứng và giòn. Đó là do các tinh thể sắp xếp lại sát nhau hơn, mặt
khác men răng được ngấm các chất vi lượng, chủ yếu là Fluor. Fluor có
trong nước uống và kem đánh răng làm cho Apatit chuyển thành Fluor
Apatit cứng chắc hơn.
- Trên thiết đồ cắt đứng dọc răng thấy: Độ dầy của men răng không đồng
đều, ở phía mặt nhai độ dày men khoảng 2.0 – 2.5mm, trong khi ở phía cổ
răng hay ở các rãnh phía mặt nhai độ dầy men chỉ khoảng 1mm.
2.2. Ngà răng:
Ngà răng nằm trong lớp men, có nguồn gốc từ trung bì và kém cứng hơn
men răng.
4