Page 5 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 5

+ Tính chất của ngà: Màu vàng nhạt, không trong, không bóng như men
                   răng.
                   + Tính chất hoá học: Tỷ lệ chất vô cơ chỉ chiếm 70%, chất hữu cơ và nước
                   chiếm 30%. Thành phần chủ yếu là chất keo Collagen.
                   Tổ chức học: Tuỳ theo giai đoạn xảy ra sự tạo ngà mà có sự thay đổi quan
                   trọng về mặt cấu trúc: Có hai loại tổ chức ngà:
                   2.2.1. Ngà tiên phát: Là lớp ngà được tạo nên trong quá trình hình thành
                   răng, chiếm khối lượng chủ yếu của răng gồm: Ống ngà, chất giữa các ống
                   ngà và dây Tomes.
                   + Ống ngà: Xuất phát từ bề mặt tủy chạy suốt chiều dày của ngà và tận cùng
                   ở đường ranh giới men ngà. Các ống ngà thường chạy song song với nhau
                   nhưng không bao giờ chạy theo một đường thẳng mà thường gấp khúc (đặc
                   biệt ở vùng cổ răng).
                   Ở ngà thân răng : Các ống ngà thường có dạng hình chữ S.
                   Ở ngà chân răng: Các ống ngà thường khá thẳng.
                   Ngoài ra còn có các ống ngà phụ và các nhánh nối.
                   + Chất giữa các ống ngà (ngà gian ống): Là thành phần các chất hữu cơ có
                   cấu trúc sợi, chủ yếu là các sợi keo xếp thẳng góc với các ống ngà.
                   + Dây Tomes: Nằm trong ống ngà, là các đuôi nguyên sinh chất của các tế
                   bào tạo ngà đảm bảo cho sự trao đổi chuyển hoá và khả năng tạo ngà. Chiều
                   dài của đuôi Tomes từ 2 – 5mm, trên đường đi chúng cho các nhánh bên để
                   đi vào ngà gian ống.
                   2.2.2. Ngà thứ phát:
                   Được hình thành ở giai đoạn răng đã được hình thành, gồm hai loại:
                   - Ngà thứ phát sinh lý: Hình thành liên tục trong suốt thời kỳ tồn tại của răng
                   với nhịp độ rất chậm.
                   - Ngà thứ phát bệnh lý:
                   Hình thành bởi quá trình bệnh lý của răng, ví dụ: do sâu răng, mòn răng do
                   tạo hình lỗ sâu, mài răng trong quá trình điều trị .v.v.

                   2.3. Tuỷ răng:
                   Là một khối tổ chức nằm trong hốc tủy răng, chứa  mạch máu và đầu tận
                   cùng thần kinh làm nhiệm vụ duy trì sự sống cho răng (là sự sống của
                   nguyên bào ngà, tạo ngà thứ phát) đồng thời nhận cảm giác của răng.
                   Trên thiết đồ bổ dọc răng thấy:
                   + Tủy răng có hình thể tương ứng với hình thể ngoài của răng gồm hai phần:
                   - Tủy răng trong buồng tủy gọi là tủy thân (tuỷ buồng), ở các răng nhiều
                   chân, tủy buồng có trần và sàn buồng tủy.
                   - Tủy răng trong ống tủy gọi là tủy chân.
                   + Tổ chức học: Gồm các thành phần sau:





                                                                                                        5
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10