Page 13 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 13
- Điều trị toàn thân bằng thuốc kháng sinh, sinh tố C, an thần.
4.5. Tai biến do mọc răng hàm lớn thứ 3:
4.5.1. Nguyên nhân:
- Do khoảng cách sau răng số 7 hẹp.
- Do trục răng chéo.
- Hậu quả: làm cho răng số 8 không mọc được thẳng mà mọc nghiêng về
0
0
phía răng số 7, lệch 15 - 90 , lợi trùm.
- Tổn thương đầu tiên của đa số các trường hợp xảy ra thường xuyên là viêm
túi răng, từ đó nhiễm trùng lan rộng ra niêm mạc miệng hoặc các tổ chức lân
cận.
4.5.2. Triệu chứng lâm sàng:
- Cơ năng: Bệnh nhân thấy đau nhức nhiều ở vùng sau răng hàm, há miệng
hạn chế hoặc không há được, nuốt khó, niêm mạc lợi phía sau đỏ.
- Toàn thân: Ít ngủ, sốt , có phản ứng hạch dưới hàm.
- Các triệu chứng giảm bớt và khỏi sau 2 - 3 ngày rồi lại tái phát sau 2 - 3
tháng. Những lần tái phát xa dần và răng mọc lên (nếu trục răng bình
thường). Nếu răng mọc nghiêng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
4.5.3. Biến chứng:
- Viêm quanh thân răng.
- Viêm tổ chức liên kết.
- Viêm tấy cơ cắn.
- Viêm tấy trụ trước, trụ sau Amidan.
- Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang gây hội chứng nhiễm trùng nặng.
- Viêm xương.
- Biến chứng hạch.
- Biến chứng thần kinh: Đau giống như đau dây thần kinh V.
- Biến chứng cơ học: Sâu mặt xa răng số 7.
4.5.4. Hướng xử trí:
- Trường hợp răng số 8 mọc thẳng: Vệ sinh răng miệng tại chỗ kết hợp
kháng sinh, giảm đau và sinh tố.
- Trường hợp răng số 8 biến chứng: Cần điều trị hết đợt viêm cấp, chụp
Xquang nhổ răng số 8.
4.5.5. Chăm sóc người bệnh có tai biến mọc răng răng hàm lớn thứ 3:
4.5.5.1. Nhận định:
+ Hỏi bệnh:
- Tiền sử: Các bệnh huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, thai nghén, rối loạn
đông máu không?
- Các bệnh lý răng miệng đã từng mắc? Các biểu hiện liên quan?
+ Khám trong miệng: Quan sát tại chỗ răng nhổ có chảy máu, sưng nề, sót
chân răng, vỡ xương ổ răng không?
13