Page 55 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 55
- Khe hở môi đơn thuần với tỷ lệ 1/ 7000 trẻ
- Khe hở vòm đơn thuần xảy ra với tỷ lệ 1/ 1000 trẻ.
*Chủng tộc:
- Ở châu Á (da vàng) tỷ lệ 2,1: 1000.
- Ở trẻ da đen tỷ lệ 0,41: 1000.
- Ở trẻ da trắng tỷ lệ 1,3: 1000.
*Giới:
- Dị tật khe hở môi và vòm miệng thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn (2/1)
- Dị tật khe hở vòm đơn thuần gặp ở trẻ gái/trai = 2/1
*Vị trí:
- Dị tật khe hở môi và vòm miệng thường gặp bên trái.
- Dị tật khe hở môi một bên thường gặp hơn so với dị tật cả hai bên (4:1)
- Tỷ lệ dị tật hàm mặt: khe hở môi vòm, khe hở môi và khe hở vòm với tỷ lệ
1/1,2/2,5.
2. Nguyên nhân và bệnh sinh.
2.1. Nguyên nhân:
2.1.1. Nguyên nhân từ bên ngoài:
Nhiễm trùng: mẹ mang thai 3 tháng đầu bị nhiễm virus (cúm) Rubella hoặc
nhiễm Toxoplasma: Độc tố vi khuẩn, virus, tăng thân nhiệt do sốt tác động
gây rối loạn và ngăn cản quá trình phát triển vùng hàm mặt của bào thai.
Do tác nhân lý hóa: Tiếp xúc với tia xạ (Tia X Ionizing), hoá chất độc hại:
chất độc màu da cam, thuốc trừ sâu, Corticosteroid, Ethanol, Phenytoin,
Isotretinoin…
Yếu tố gia đình:
- Gia đình không có tiền sử khe hở môi và vòm miệng: 0,1%/ 0,04%
- Bố mẹ không bị bệnh, gia đình có 1 trẻ mắc dị tật: 2% - 4%
- Bố mẹ không bị bệnh gia đình có 2 trẻ mắc dị tật: 9%/1%
- Có bố hoặc mẹ bị dị tật: 4%/6%
- Có bố hoặc mẹ bị dị tật, có 1 trẻ mắc dị tật: 17%/15%
2.1.2. Các nguyên nhân bên trong:
+ Tình trạng không hoàn chỉnh của tế bào sinh dục.
+ Tuổi mẹ khi mang thai: có con sớm ( trước 15 tuổi) hoặc muộn (sau 36
tuổi).
+ Chủng tộc: da trắng bị nhiều hơn da đen.
+ Di truyền gặp 15-20% trẻ bị dị tật này.
2.2. Cơ chế bệnh sinh:
Bắt đầu từ tuần thứ 6 (tháng thứ 2) của thời kỳ bào thai, môi trên, mũi, vòm
miệng được hình thành và phát triển tương đối đầy đủ.
Xung quanh lỗ miệng của ống phôi nguyên thủy (thuộc trung bì) phát triển
5 nụ mặt, gồm “nụ trán” ở giữa, hai “nụ hàm trên”, “nụ hàm dưới” ở hai bên.
55