Page 57 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 57
5.1. Những rối loạn chức năng:
- Rối loạn về ăn uống: trẻ bú khó, không mút được vú, khi bú dễ bị sặc, thức
ăn vướng lại ở vòm họng gây viêm họng cấp, phì đại amidal.
- Rối loạn hô hấp: thở hỗn hợp qua cả mũi và miệng, gây viêm mũi họng
cấp.
- Rối loạn phát âm: nói ngọng, phát âm không chuẩn( do khoang miệng và
mũi thông với nhau).
5.2. Những tổn thương thực thể:
Môi trên:
- Khe hở có hình tam giác, đáy ở phiá dưới ,đỉnh tam giác hướng về phía lỗ
mũi hoặc thông với mũi và vòm miệng, Khe hở rộng hơn khi bệnh nhân cười
hoặc khóc.
- Thiếu chiều cao môi ở 2 bờ khe hở.
- Cơ vòng môi, cơ ngang mũi thiểu sản và bám lạc chỗ (bờ ngoài vào chân
cánh mũi; bờ trong bám vào gai mũi trước): Phần môi bờ ngoài khe hở vồng
lên như mặt kính đồng hồ.
- Phần môi, chân cánh mũi bờ ngoài khe hở thấp hơn sơ với bên đối diện ,
hay so với vùng nhân trung ở bờ trong khe hở.
Biến dạng mũi: biểu hiện rõ nhất trong khe hở môi độ II và III:
- Cánh mũi bị xẹp thấp ở bên khe hở.
- Hai lỗ mũi mất cân đối.
- Chân cánh mũi bị kéo doãng rộng ra ngoài và xuống thấp so với bên lành.
- Sống mũi bị lệch và xoắn vặn kéo theo lệch đầu mũi về bên bệnh.
- Thiếu chiều cao trụ mũi, đầu mũi sát môi trên (trong khe hở môi hai bên).
Xương hàm và cung răng:
- Phía ngoài khe hở xương hàm thiểu sản, kém phát triển, phía trong khe hở
hàm bị đưa ra trước.
- Cung hàm mất cân đối
Răng kém phát triển, mọc lệch, xoay trục, cá biệt có trường hợp răng mọc
xuyên vào vòm miệng hoặc lỗ mũi.
Vòm miệng:
- Khe hở ở vòm miệng kéo dài từ trước ra sau, làm tách đôi vòm miệng mềm
và lưỡi gà.
- Khe hở thông lên khoang mũi, các xương cuốn mũi bị viêm phì đại.
6. Hướng điều trị:
6.1.Thái độ điều trị theo từng độ tuổi:
Sơ sinh: phụ thuộc vào tình trạng đường thở và mức độ ăn uống của trẻ, đeo
máng, chỉnh nha và phẫu thuật.
- Giai đoạn trẻ trước 3 - 4 tháng.
- Đánh giá thính giác.
57