Page 56 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 56

Từ mỗi bên của nụ trán phát triển ra 2 “nụ mũi giữa” và “nụ mũi bên”. Ba nụ
                   mũi giữa, bên và hàm trên phát triển dần, tiến đến gần và hợp nhất với nhau
                   để hình thành và phát triển thành mũi, hàm trên và môi trên. Nụ hàm dưới
                   hai bên hình thành hàm dưới và cằm.
                    Quá trình phát triển hình thành cơ quan, các tác nhân ở trên tác động vào
                   ngăn cản sự phát triển, làm quá trình dính của các nụ hàm mặt không hoàn
                   chỉnh, tạo nên các khe hở ở môi trên và vòm miệng.
                   3. Phân loại dị tật khe hở môi  – vòm miệng:
                   Có nhiều cách phân loại khác nhau:
                   Phân loại Kernathan và Stark theo phôi thai học (khe hở tiên phát và khe hở
                   thứ phát).
                   Theo mối liên quan với cung hàm (khe hở trước cung hàm: khe hở môi; khe
                   hở sau cung hàm: khe hở vòm miệng).
                   Dựa vào vị trí tính chất, mức độ tổn thương giải phẫu , các khe hở môi và
                   vòm miệng được phân loại như sau:
                   3.1. Khe hở môi trên: gồm có:
                   3.1.1. Khe hở môi trên một bên:
                   Khe hở môi độ I: là khe hở chỉ có ở làn môi đỏ.
                   Khe hở môi độ II: có khe hở môi đỏ và một phần chiều cao môi.
                                                 a
                   Khe hở môi độ III (độ III ): khe hở toàn bộ môi đơn thuần, thông vào đến
                   nền lỗ mũi, không có khe hở cung rang
                                                 b
                   Khe hở môi độ IV (độ III ): khe hở toàn bộ môi kết hợp với khe hở cung
                   răng và vòm miệng.
                   3.1.2. Khe hở môi trên hai bên (khe hở môi kép).
                   - Phân loại mức độ cũng giống Khe hở môi một bên.
                   - Hai khe hở có thể cùng một mức độ hở hoặc khác nhau( một bên hở toàn
                   bộ và một bên hở không toàn bộ)
                   3.2. Khe hở vòm miệng: được chia làm 4 mức độ:
                   Khe hở vòm miệng độ I: khe hở ở vòm miệng mềm

                   Khe hở vòm miệng độ II: Khe hở vòm miệng mềm và một phần vòm miệng
                   cứng.
                   Khe hở vòm miệng độ III: khe hở vòm miệng toàn bộ một bên.
                   Khe hở vòm miệng độ IV: khe hở vòm miệng hai bên tương ứng với khe hở
                                                  b
                   môi hai bên độ IV hoặc III  .
                   4. Chẩn đoán hình ảnh:
                   Có thể phát hiện các dị tật khe hở môi-vòm miệng bằng siêu âm trước sinh.
                   - Siêu âm đầu dò âm đạo có thể phát hiện di tật khe hở môi lúc thai được 13-
                   16 tuần.
                   - Phát hiện được dị tật khe hở vòm vào giai đoạn hai của thai kỷ (19 tuần)
                   5. Đặc điểm lâm sàng khe hở môi-vòm miệng:



                                                                                                       56
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61