Page 54 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 54
*Kỹ năng:
4. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh trước và sau mổ khe hở môi và
vòm miệng trên tình huống giả định
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
5. Có khả năng thu thập thông tin và làm việc nhóm để lập được kế hoạch
chăm sóc.
1. Khái niệm về khe hở môi và vòm miệng:
Khe hở môi-vòm miệng là dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ cao nhất vùng hàm
mặt, khoảng 1- 2 ‰ trẻ sơ sinh sinh ra còn sống.
– Các khe hở môi và vòm miệng: gây ra các biến đổi cấu trúc giải phẫu, hình
thể thẩm mỹ của mặt, gây rối loạn chức năng ăn uống, hô hấp, phát âm, ảnh
hưởng tới tâm lý của trẻ và gia đình trong việc hoà nhập cộng đồng
– Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật tạo hình môi và vòm miệng,
nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu thẩm mỹ, chức năng của môi, mũi và vòm
miệng.
Các vấn đề trẻ có thể gặp phải khi bị các dị tật khe hở này:
- Phát triển răng: các răng ở vùng khe hở có thể sẽ không có hoặc nằm sai vị
trí. Điều này ảnh hưởng thẩm mỹ và chức năng nhai của trẻ.
- Khó khăn khi phát âm: khe hở môi thường không ảnh hưởng đến khả năng
phát âm của trẻ. Tuy nhiên, các trẻ có khe hở vòm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng phát âm ban đầu.
- Trẻ thường dễ bị cảm lạnh, đau họng, dịch hóa trong tai, viêm họng và
viêm hạch quanh cổ.
Xác suất trẻ có thể mắc dị tật này:
Trước khi xác định có con có thể làm xét nghiệm di truyền để đánh giá nguy
cơ thai nhi có thể mắc dị tật.
Khe hở môi có thể có hoặc không kèm khe hở vòm miệng, có thể di truyền
qua nhiều thế hệ trong gia đình.
Nếu trong gia đình có gen mắc bệnh thì xác suất khoảng 20% trẻ sinh ra mắc
dị tật này. Tuy nhiên, ở các gia đình không có gen bệnh thì khả năng đứa trẻ
sinh ra mắc dị tật này là rất nhỏ.
1.1.Tần suất:
54