Page 58 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 58
- Khám tai – mũi - họng để phát hiện các bất thường tai giữa.
- Có thể chỉnh nha trước phẫu thuật.
- Từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: phẫu thuật khe hở môi.
- Khoảng 9 tháng đến 12 tháng: phẫu thuật tạo hình khe hở vòm miệng.
- Trẻ 2 - 4 tuổi: khám, trị liệu pháp ngôn ngữ; phẫu thuật sửa chữa thiểu sản
màng hầu họng.
- Trẻ trên 4 tuổi:
- Tạo hình ghép xương ổ răng.
- Tạo hình sửa sẹo môi và các biến dạng mũi.
- Phẫu thuật cắt đẩy xương hàm.
- Phẫu thuật chỉnh nha.
6.2.Chăm sóc phối hợp: với các chuyên gia chuyên ngành khác như:
- Phẫu thuật viên tạo hình.
- Chuyên gia ngôn ngữ.
- Chuyên gia tai mũi họng.
- Chuyên gia nha khoa
- Chuyên gia tâm lý.
6.3 Chăm sóc dinh dưỡng:
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng để trẻ có đủ lượng calo cần thiết.
- Trẻ sơ sinh có dị tật khe hở vòm tiên phát: có thể cho ăn bằng bình, bú.
- Trẻ nhỏ bị dị tật khe hở vòm thứ phát (khẩu cái cứng và mềm) thường phải
cho ăn bằng loại bình đặc biệt: Dạng Haberman (Medela); Dụng cụ cho ăn
Pigeon (Respironic), Mead Johnson, hay cho ăn qua xy - lanh (kiểu Breck)
hoặc qua sonde.
- Những trẻ có khe hở vòm thứ phát thường khó cho ăn kiểu bú mẹ, cần đặt
dụng cụ máng bịt lợi giả nhằm giảm khả năng trẻ bị sặc sữa hoặc bị kích
thích khi bú.
6.4. Khám và điều trị các bệnh lý tai giữa:
- Khoảng 90% trẻ bị khe hở vòm miệng thứ phát làm hạn chế sự lưu thông
của vòi tai và khoảng 50% trường hợp có thể gây điếc dẫn truyền.
- Trẻ nên được theo dõi sát do có khả năng tràn dịch tai giữa và gây giảm
thính giác; Điều trị bằng cách đặt ống thông khí, nên đặt khi trẻ được 3
tháng.
6.5. Trước phẫu thuật hàm mặt: nên chỉnh nha và dị tật của môi bằng các
cách: băng ép làm hẹp khe hở môi, khe hở cung răng khép lại giúp các ổ
răng được thẳng hàng.
7. Điều trị đặc hiệu:
7.1 Phẫu thuật khe hở môi:
7.1.Nguyên tắc chung: Tiến hành theo quy tắc 10 – 10 - 10.
Trẻ 10 tuần tuổi:
58