Page 51 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 51
+ Bệnh tim tiên thiên (thường gặp ở trẻ em).
+ Bệnh thấp tim (thường gặp ở trẻ em)
+ Bệnh xơ vữa động mạch
+ Bệnh tăng huyết áp.
+ Bệnh van tim.
Khi nhổ răng cho những người bệnh này phải có ý kiến của bác sĩ nội khoa.
Nếu nhổ răng phải chuẩn bị tâm lý chu đáo, cho uống thuốc an thần trước
nhổ và tuyệt đối không dùng thuốc tê có Adrénalin.
Bệnh đái tháo đường:
Cần chuyển bác sĩ nội khoa điều trị ổn định, nên nhổ răng vào buổi sáng, sau
khi ăn xong.
Không gây tê với thuốc tê có adrénalin vì adrénalin dễ gây tình trạng thiếu
máu cục bộ và làm tăng đường huyết, phải cho kháng sinh trước và sau khi
nhổ răng vì dễ bị nhiễm khuẩn.
Người bệnh có bệnh lý tuyến giáp:
Người bệnh bị suy giáp hay cường tuyến giáp có thể có những vân đề ở tim
do đó phải phối hợp với thầy thuốc nội khoa.
Nhổ răng nên dùng lidocain không có adrénalin.
Bệnh dị ứng:
- Cần hỏi xem người bệnh có cơ địa dị ứng không?
- Những lần nhổ răng trước có bị những biểu hiện như ngứa, nổi mề đay hav
co giật... Nếu nghi ngờ có thể làm test trong da, nếu nổi đỏ là kết quả dương
tính.
Trên thực tế dị ứng với thuốc tê rất hiếm gặp. Nếu bệnh nhân khai là đã bị dị
ứng trong lần nhổ răng trước thì nên chuyển đến bệnh viện và có ý kiến của
bác sĩ chuyên về dị ứng.
Người bệnh bị bệnh ưa chảy máu, sinh chảy máu:
- Khám người bệnh cần hỏi kỹ vì có những trường hợp ưa chảy máu chưa
được phát hiện, nhất là ở trẻ em.
- Người bệnh bị ưa chảy máu và sinh chảy máu chỉ nhổ răng trong trường
hợp tuyệt đối cần thiết và phải nhổ răng tại bệnh viện để được truyền máu
cho đến lúc liền sẹo và theo dõi chu đáo.
- Có nghi ngờ nên cho xét nghiệm máu về công thức máu, thời gian máu
đông, máu chảy.
- Cho người bệnh ngồi ghế thoải mái, giải thích cho người bệnh những việc
sẽ làm, động viên giúp người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp tốt với
bác sỹ để cuộc nhổ đạt được kết quả tốt.
- Cho uống thuốc giảm đau trước nhổ răng 30 phút.
- Khi chuẩn bị dụng cụ nên nhẹ nhàng tránh làm người bệnh sợ hãi…
51