Page 49 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 49
- Người bệnh có đang điều trị bệnh gì không ? (như tim mạch, đái đường,
lao, hen, bướu giáp trạng)
- Đang dùng thuốc gì ?
- Phụ nữ : đang có kinh nguyệt hay cho con bú, hay đang có thai ?
- Người bệnh ăn gì chưa ?
Khám tại chỗ:
Để phát hiện răng cần nhổ, tránh nhổ nhầm, không nên tin hoàn toàn vào
cảm giác người bệnh vì nhiều khi không đúng.
Để dự đoán răng nhổ khó hay dễ và để chọn lựa phương pháp nhổ, dụng cụ
nhổ răng, cần tiến hành khám cẩn thận người bệnh.
* Khám răng.
- Răng bị sâu, bị mòn, có chứa đựng chất trám ?
- Răng sống hay chết hay đã điều trị tủy.
- Kích thước, hình thể của thân hay chân răng.
- Răng mọc có bình thường không ? Quan hệ với các răng bên cạnh.
- Chân răng có xòe, chụm hay dùi trống.
- Răng có gần những vùng giải phẫu quan trọng ?
Việc đánh giá chân răng to, nhỏ, dài ngắn, mảnh thường dựa theo giải phẫu
răng, những trường hợp bất thường cần có phim X quang mới phát hiện
được như tăng cement ở chân răng (răng dùi trống), chân xòe hay chụm, khu
vực nhiễm khuẩn, các chân răng còn sót, vật lạ, mầm răng vĩnh viễn...
Những hình ảnh X quang giúp việc nhổ răng : giới hạn chấn thương, thu
ngắn thời gian nhổ răng, lấy sạch vùng nhiễm khuẩn hay vật lạ trong ổ
răng...
*Khám xương ổ răng:
Quan sát và lấy ngón tay sờ bên ngoài và trong xương hàm răng cần nhổ để
có nhận định bề dày của vùng này, có các lồi xương bao phủ các chân răng
không ?
Xương ổ răng càng dày càng khó nong rộng, càng khó nhố. Ví dụ :
- Chân răng số 4 hàm trên.
- Chân răng 6,7,8 răng dưới.
Xương cứng hay mềm tùy theo lứa tuổi. Càng lớn tuổi xương càng đặc, càng
khó nhổ. Xương hàm trên thường xốp hơn xương hàm dưới. Những người
“lớn xương” là những người có răng khó nhổ.
* Khám mô mềm chung quanh.
- Lợi và niêm mạc có viêm không ? để chọn phương pháp gây tê.
- Có cao răng ở vùng trên răng nhổ và vùng lân cận..., để làm sạch trước khi
nhổ răng.
Chuẩn bị người bệnh:
Chuẩn bị tâm lý.
49