Page 46 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 46
- Khi lấy cao răng đầu lấy cao rung làm nóng răng vì vậy phải có nước phun
để làm mát do đó cần phải đặt hút nước bọt để người bệnh không bị sặc.
- Đánh bóng răng: Sau khi lấy cao xong phải đánh bóng để làm nhẵn bề mặt
răng không làm cho người bệnh khó chịu và hạn chế hình thành mảng bám
răng, cao răng.
- Vệ sinh: Dùng bông hoặc gạc tẩm H 2O 2 10 – 12V hoặc nước muối sinh lý
lau rửa miệng cho người bệnh sau đó thấm khô lợi vùng cổ răng và chấm
thuốc sát khuẩn.
+ Lưu ý khi lấy cao răng:
- Ánh sáng đầy đủ.
- Có điểm tỳ chắc chắn.
- Lấy cao xong phải đánh bóng.
- Loại trừ các yếu tố kích thích khác: Chất hàn thừa, kênh. Hàm giả sai kỹ
thuật, chữa các răng sâu, chỉnh sửa khớp cắn sai…
Thực hiện thuốc theo y lệnh: Kháng sinh chống phù nề.
* Giảm đau, giảm ê buốt.
- Theo dõi mức độ đau, ê buốt.
- Rửa và chấm thuốc tại chỗ: Nếu người bệnh đau do có abces ở vùng quanh
răng thì trợ giúp bác sỹ trích abces.
- Nếu ê buốt nhiều do hở cổ răng thì khuyên người bệnh nên phẫu thuật để
làm giảm ê buốt.
- Hướng dẫn chế độ ăn: Ăn mềm hoặc lỏng, đủ chất dinh dưỡng, không ăn
uống đồ quá nóng, lạnh, các chất kích thích như chua, cay, ngọt…
- Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh
+ Cung cấp các kiến thức về bệnh để người bệnh bớt lo lắng:
- Gần gũi, động viên, an ủi người bệnh.
- Hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng, xoa nắn lợi đúng phương pháp
nhằm tăng cường lưu thông máu và làm săn chắc lợi.
- Giải thích cho người bệnh hiểu viêm quanh răng ở giai đoạn đầu nếu điều
trị sớm bệnh sẽ khỏi. Ở giai đoạn muộn khi điều trị bệnh ổn định, các răng
lung lay sẽ được cố định giúp ăn nhai tốt hơn.
Nếu các răng không thể giữ được sau nhổ phải làm răng giả để phục hồi
chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
- Khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Khi bị bệnh phải đến cơ sở chuyên khoa để
điều trị.
7.5. Đánh giá kết quả điều trị:
- Lợi hết chảy máu, miệng hết hôi.
- Đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
- Yên tâm điều trị.
46