Page 48 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 48

1.2.2.Chống chỉ định toàn thân:
                   + Chống chỉ định tạm thời:
                   - Người bệnh đang có các bệnh toàn thân như: Cảm, cúm, sốt, rối loạn về
                   máu, bệnh tim mạch, tiểu đường…
                   - Bệnh động kinh, tâm thần.
                   - Các đối tượng phụ nữ: Có thai, đang trong kỳ kinh nguyệt…
                   - Khi người bệnh chưa hiểu rõ mục đích nhổ răng.
                   + Chống chỉ định tuyệt đối:
                   - Ung thư máu.
                   - Đã xạ trị vùng hàm mặt.
                   - Người bệnh AIDS.
                   Chuẩn bị người bệnh trước khi nhổ răng:
                   Nhổ răng là một thủ thuật có quan hệ trực tiếp đến tình trạng sức khỏe người
                   bệnh, do đó trước khi nhổ răng cần phải khám kỹ người bệnh về toàn thân và
                   tại chỗ.
                   Khám toàn thân:
                   Nhằm phát hiện những trường hợp bệnh lý hoặc trạng thái khác thường có
                   liên quan đến việc nhổ răng để có quyết định : người bệnh có thể nhổ răng
                   trong điều kiện bình thường hay phải nhổ theo cách phẫu thuật tại bệnh viện
                   và những chuẩn bị cần thiết cho quá trình nhổ răng, tránh gây tai biến cho
                   người bệnh.
                   Phải phát hiện được các bệnh sau :

                   - Bệnh máu, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh dị ứng (hen, suyễn...),
                   bệnh lao, bệnh đái đường, bệnh giang mai.

                   - Nếu nghi ngờ phải chuyển đến các khoa có liên quan để thăm khám, hoặc
                   phải cho làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu...
                   - Đối với phụ nữ phải hỏi tình trạng thai nghén, kinh nguyệt, cho con bú...

                   Nếu có bệnh, không nên nhổ răng ở các phòng khám răng, mà nên nhổ ở
                   bệnh viện hoặc nhổ răng có chuẩn bị.

                    - Đối với những bệnh lây nhiễm như bệnh viêm gan B hay nhiễm HIV hay
                   bệnh AIDS... thì rất khó phát hiện khi thăm khám nha khoa, do đó bắt buộc
                   phải xem mỗi người đều có khả năng lây nhiễm và phải áp dụng biện pháp
                   vô khuẩn giống nhau cho toàn thể người bệnh khi khám và nhổ răng.

                   Trên thực tế, để đơn giản hóa công việc, việc khám tổng quát được thực hiện
                   bằng một bảng câu hỏi sau đây:

                   - người bệnh đã nhổ răng lần nào chưa ?
                   - Những lần nhổ trước có chịu được dễ dàng không ?
                   - Có tai biến gì xảy ra khi gây tê không ?
                   - Có dễ bị chảy máu hay chảy máu lâu khi nhổ răng hay đứt tay không ?
                   - Người bệnh có khỏe mạnh không ?



                                                                                                       48
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53