Page 45 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 45
7.2. Chẩn đoán chăm sóc:
- Chảy máu lợi do phản ứng viêm liên quan đến cao răng, mảng bám.
- Đau nhức do viêm nhiễm liên quan đến răng lung lay, abces lợi.
- Ê buốt răng do tụt lợi, hở cổ răng.
- Lo lắng do thiếu kiến thức về bệnh.
7.3. Lập kế hoạch chăm sóc:
- Giảm chảy máu.
- Lấy cao răng và mảng bám răng:
- Giảm đau, giảm ê buốt.
- Cung cấp các kiến thức về bệnh.
7.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
*Giảm chảy máu:
+ Đánh giá tình trạng chảy máu tại chỗ.
+ Bơm rửa vùng quanh răng bằng H 2O 2 10 – 12V sau đó chấm thuốc sát
trùng và làm săn se lợi bằng Sindolor, Eugenol…để làm giảm quá trình
viêm.
* Lấy cao răng và mảng bám răng:
Chuẩn bị dụng cụ, thuốc: Bộ dụng cụ khám, máy lấy cao răng siêu âm, ống
hút nước bọt, bông, gạc, thuốc sát khuẩn và săn se lợi, đài cao su và bột đánh
bóng.
- Tư thế người bệnh: Nằm hoặc ngồi thoải mái trên ghế, đầu phải tựa chắc,
phủ Shank lên ngực người bệnh.
- Tư thế thầy thuốc: Ngồi bên phải hoặc phía sau người bệnh. Tay trái cầm
gương, tay phải cầm dụng cụ lấy cao răng.
- Thứ tự lấy cao răng:
Chia hai hàm răng người bệnh ra làm 6 vùng: Nhóm răng hàm hàm trên bên
phải (vùng I) – Nhóm răng cửa hàm trên (vùng II) – Nhóm răng hàm trên
bên trái (vùng III) – Nhóm răng hàm dưới bên trái (vùng IV) – Nhóm răng
cửa hàm dưới (vùng V) – Nhóm răng hàm dưới bên phải (vùng VI). Khi lấy
cao răng lấy thứ tự lần lượt từ vùng I đến vùng VI, ở mỗi vùng lại lấy theo
thứ tự mặt ngoài, mặt trong và kẽ răng để tránh bỏ sót.
- Động tác lấy cao răng:
Điều chỉnh ánh sáng rọi vào vùng cần lấy cao, tay trái cầm gương soi nhìn
gián tiếp qua gương hoặc để phản chiếu ánh sáng vào răng. Ngón áp út của
tay phải tỳ vào mặt răng để có điểm tựa vững chắc tránh trượt đầu lấy cao,
đưa đầu lấy cao tiếp xúc với cao răng, mảng bám.
- Chú ý không tỳ quá mạnh và phải đặt đầu lấy cao răng áp vào mảng bám
răng, cao răng. Không đặt đầu lấy cao vuông góc với mảng cao răng vì sẽ
làm người bệnh ê buốt và nhanh mòn đầu lấy cao.
45