Page 17 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 17
Có thể nói phong cách lãnh đạo dân chủ không có nhược điểm lớn mà là
thách thức đối với người quản lý và lãnh đạo, đòi hỏi họ phải dành thời gian để
thông tin, để trao đổi, để lắng nghe ý kiến đề xuất từ cấp dưới.
Sự khác biệt giữa lãnh đạo dân chủ và mị dân là ở chỗ người lãnh đạo dân chủ
vừa phải biết lắng nghe, lại vừa phải quyết đoán để không đánh mất thời cơ.
Thực tế chứng minh rằng có nhiều cách để người quản lý và lãnh đạo thành
công nhưng mị dân hoặc cố gắng làm hài lòng mọi người là con đường đi đến
thất bại. Vì vậy người lãnh đạo phải gắn lý luận với thực tiễn, không quan liêu,
độc đoán, nhưng cũng không theo đuổi quần chúng mà phải là người dám chịu
trách nhiệm cả với cấp trên, cấp dưới và người dân về hiệu quả công việc, sẵn
sàng thực hiên phê bình và tự phê bình.
5.6. Phong cách quản lý và lãnh đạo trao quyền
5.6.1. Đặc điểm
Những nhà quản lý sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc đưa ra
những cam kết về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành
công việc đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết
định.
- Thiết lập mục tiêu: mục tiêu có thể được nhà quản lý thiết lập ngay hoặc
có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với nhân viên. Thất bại trong sự giao phó
công việc có thể do nhân viên không hiểu nhà quản lý mong gì ở mình hoặc
không tự tin vào chính sự giao phó đó.
- Ra quyết định: “Thanh, công việc đó thực hiện thế nào là quyết định của
bạn”. Quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân viên. Người nhân
viên có quyền chọn lựa những phương cách thích hợp để đạt được kết quả mong
đợi. Nhà quản lý phải tránh “tiếp tục duy trì sự giao phó” khi nhân viên không
muốn tự ra quyết định mà tìm cách “trả lại” quyền ra quyết định cho nhà quản
lý.
- Cách thức giao tiếp: Đối với những công việc cần thực hiện, các giao
tiếp có thể chỉ là một chiều. Ví dụ “Tôi muốn anh sẽ phát biểu 15 phút về công
16