Page 106 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 106
Chỉ số là đại lượng dùng để đo lường và mô tả một sự vật hay một hiện
tượng. Dựa vào chỉ số, có thể xác định được sự thay đổi của một sự vật hiện
tượng. Một chỉ số cần được định nghĩa rõ ràng về tử số và mẫu số để đảm bảo
các chỉ số có thể dùng để so sánh được, đặc biệt để so sánh với các chỉ số cùng
loại của địa phương khác. Có nhiều chỉ số mà mẫu số và tử số là chuẩn cho cả
thế giới, ví dụ, tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ chết thô, tỷ lệ chết mẹ, tỷ lệ chết trẻ em dưới
5 tuổi.
Các chỉ số đánh giá bao gồm các chỉ số định lượng và chỉ số định tính như:
tỷ lệ ĐDV trình độ cao đẳng và đại học; tỷ lệ NKBV; tỷ lệ sai sót do dùng
thuốc; tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay; tỷ lệ người bệnh được cung cấp chế độ ăn bệnh
lý; tỷ lệ người bệnh hài lòng, v,v. Phòng Điều dưỡng bệnh viện cần xây dựng
các danh mục chỉ số để theo dõi đánh giá sự thay đổi và kết quả thực hiện theo
thời gian của bệnh viện.
Có nhiều cách phân loại chỉ số khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng của
người sử dụng và tuỳ theo cách thức xây dựng kế hoạch. Ví dụ, có nơi phân loại
dựa trên độ bao phủ, tính duy trì, khả năng tiếp cận các dịch vụ của đối tượng
đích, có nơi phân loại theo số lượng và chất lượng, có nơi phân loại theo đầu
vào, đầu ra. Nhưng cách chung nhất mà các nhà quản lý thường dùng là phân
loại dựa trên mức độ kết quả đạt được của can thiệp. Theo cách này, chỉ số
thường được phân loại như sau:
- Chỉ số đầu vào: thường là các nguồn lực đầu tư cho can thiệp (nhân lực,
kinh phí, trang thiết bị, thông tin...) và các số liệu nền khi chưa tiến
hành can thiệp. Ví dụ: Tỉ lệ điều dưỡng tuân thủ quy trình tiêm năm
2018, tỉ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về quy trình tiêm, số nhân
viên hiện có, …
- Chỉ số quá trình: thường là kết quả trực tiếp đạt được từ việc thực hiện
các hoạt động. Ví dụ: số lớp tập huấn được tổ chức, số nhân viên tham
gia tập huấn, số trang thiết bị được cung cấp
- Đánh giá kết thúc (kết quả): thường là kết quả đạt được của một can
105