Page 108 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 108
6.5. Viết kế hoạch và trình phê duyệt
Trước khi viết kế hoạch, chúng ta cần kiểm tra lại tất cả các dữ liệu, thông
tin, kết quả phân tích, các nguyên nhân gốc rễ, các mục tiêu đề ra, các giải pháp
và phương pháp thực hiện đã lựa chọn với những khó khăn, thuận lợi khi thực
hiện mỗi phương pháp. Chúng ta cũng cần xem xét lại các nguồn lực sẵn có và
huy động được của cơ sở, các cán bộ trực tiếp tham gia và các cơ quan, tổ chức,
cá nhân hỗ trợ… Các bước cần thực hiện khi viết kế hoạch như sau:
Liệt kê các hoạt động/công việc
- Liệt kê tất cả các hoạt động/công việc cần thực hiện: đó có thể là các giải
pháp/phương pháp thực hiện nếu các giải pháp/phương pháp thực hiện này đủ
cụ thể để thực hiện. Nếu không, có thể chia nhỏ các phương pháp thực hiện
thành các hoạt động cụ thể hơn nếu cần thiết. Lưu ý bản phân tích khó khăn
thuận lợi trong việc xác định các hoạt động/công việc nhằm tận dụng các thuận
lợi, khắc phục các khó khăn trong thực tế thực hiện. Tránh không bỏ sót các
hoạt động, nhưng cũng không nên quá vụn vặt.
- Sắp xếp các công việc/hoạt động cần thực hiện theo một trật tự hợp lý,
lồng ghép các hoạt động một cách thích hợp. Thông thường, các hoạt động được
sắp xếp theo thứ tự thời gian, công việc nào cần làm trước thì xếp trước, hoạt
động nào cần thực hiện sau thì bố trí sau. Nếu có nhiều mục tiêu, nhiều giải
pháp/phương pháp thực hiện thì có thể sắp xếp các hoạt động theo từng mục
tiêu hoặc theo từng giải pháp.
Xác định quỹ thời gian
- Dự kiến thời gian bắt đầu tiến hành và thời gian kết thúc cho từng hoạt
động. Đơn vị thời gian có thể là ngày, tuần, tháng hoặc năm tùy thuộc vào thời
gian can thiệp và mục đích, đối tượng của bản kế hoạch.
Phân bổ nhân lực và các nguồn lực khác
- Từng hoạt động, công việc cần phải có sự phân công rõ ràng: ai là người
chịu trách nhiệm thực hiện chính, người/cơ quan phối hợp và người/cơ quan
107