Page 47 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 47
nhóm có khoảng cách nhất định. Từ cột tần số quan sát ta thấy có những lớp chỉ
có rất ít đối tượng nhưng có những lóp có rất nhiều đối tượng rơi vàọ.
Ví dụ: Trong một cuộc điều tra glucoza trong máu ở 100 người, ta thu
được kết quả như sau (mg %):
Bảng 3.1. Số liệu điều tra glucoza
x i (khoảng
x i (khoảng glucoza) m i (số người) m i (số người)
glucoza)
[65, 75) 1 [105, 115) 25
[75, 85) 7 [115, 125) 7
[85, 95) 24 [125,135] 1
[95,105) 35 Tổng N = 100
Hay ở một cuộc điều tra huyết áp tối đa của một khu dân cư, người ta thu
được bảng số liệu sau:
Bảng 3.2. Số liệu điều tra huyết áp tối đa
xi HATĐ (mmHg) m i (Tần số) xi HATĐ(mmHg) m i (Tần số)
80-89 3 150-159 25
90-99 5 160-169 . 17
100-109 15 170-179 13
110-119 30 180-189 8
120-129 41 190-199 5
130-139 37 200-209 4
140-149 31
Nếu ta vẽ một biểu đồ từ bộ số liệu trên với trục hoành là các lớp tuổi còn
trục tung là tần số quan sát tương ứng vói từng lóp tuổi thì ta sẽ có một biểu đồ
cột liên tục. Nếu số lượng của các đối tượng nghiên cứu tăng lên và khoảng
cách giữa các nhóm giảm đi thì biếu đồ sẽ chuyển dần thành một dạng đường
cong .
* Định nghĩa phân bố chuẩn:
47