Page 49 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 49

* Giá trị trung bình:

                       Chỉ số này còn được gọi là trung bình cộng được tính bằng tổng số các giá

                 trị quan sát chia cho số lần quan sát, giá trị trung bình chỉ tính được với các số

                 liệu dạng số (định lượng).

                       Ví dụ: Chiều cao của một nhóm học sinh  là 145,148,149,151,153,156,158,

                 160 cm, ta có giá trị trung bình bằng 1220/8, tức là bằng 152,5 cm.

                       Giả sử số liệu mẫu đã được trình bày dưới dạng bảng tần số thì trung bình

                 mẫu được tính bởi công thức :

                                                                               k
                                                                                m  x
                                                m  x   m  x ...    m  x         i  i
                                           x =   1  1     2  2         k  k    i1
                                                            n                     n
                       * Trung vị:


                       Trung vị là giá trị giữa của bộ số liệu khi chúng được sắp xếp theo thứ tự
                 tăng dần hoặc giảm dần. Giá trị này chia sự phân bố số liệu thành hai phần bằng


                 nhau.

                       Trung vị thường được áp dụng khi một số số liệu quá lớn hay quá nhỏ so

                 với những số liệu còn lại (phân bố lệch). Khi đó giá trị trung bình của bộ số liệu

                 sẽ chuyển dịch theo giá trị vượt trội của bộ số liệu. Do đó, trung bình không là

                 giá trị đo lường độ tập trung tốt nhất nữa. Trung vị không bị ảnh hưởng bởi các

                 giá trị quá lớn hoặ.c quá nhỏ trong bộ số liệu vì trung vị là giá trị ở giữa của bộ

                 số liệu và được tính như sau:

                       - Liệt kê tất cả các quan sát theo thứ tự độ lớn tăng dần hoặc giảm dần.

                       - Đếm số lần quan sát (n).

                       Giá trị trung vị là giá trị của quan sát thử (n+l)/2 nếu n là số lẻ hoặc bằng

                 trung bình của hai giá trị ở chính giữa.

                       Ví dụ: Cân nặng của nhóm 9 học sinh là 40, 41, 42, 43, 44, 47, 48, 55, 65

                 (kg). Giá trị trung vị là giá trị của quan sát thứ (9+1)/2, là giá trị thứ 5 bằng 44

                 kg. Trong khi đó giá trị trung bình của bộ số liệu này là 47,2 kg.





                                                                49
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54