Page 43 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 43
+ Với α = 0,05 thì Z α/2 = 1,96
+ Với α = 0,01 thì Z α/2 = 2,58
Ví dụ: Độ lệch chuẩn hàm lượng acid uric trong huyết thanh ở nam giới
khỏe mạnh được chỉ ra trong một nghiên cứu là 1,03 mg%. Sau đó có một người
điều tra cũng làm nghiên cứu để xác định hàm lượng này tại một quần thể nam
giới khác và muốn 95% tin tưởng rằng kết quả nghiên cứu của mình chỉ được
sai lệch so với kết quả thực về hàm lượng acid uric của quần thể nghiên cứu
không quá ±0,2mg%.
Để đạt được những mong muốn trên của người nghiên cứu, cỡ mẫu cần
thiết là:
s 2 , 1 03 2 , 1 0609
n Z 2 , 1 96 2 , 3 8416 101 , 888 102
2
/
2 2 , 0 2 , 0 04
1.3.2. Cỡ mẫu cho ước lượng một tỉ lệ của quần thể
Khi muốn ước tính một tỷ lệ gì đó trong quần thể, người ta đưa ra công
thức để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu như sau:
p )
(1 p
n Z (1 /2) 2
2
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
- p: Tỷ lệ mắc bệnh/hiện tượng sức khỏe tại một quần thể tương tự (ước
tính từ một nghiên cứu trước đó hoặc nghiên cứu thử). Trong trường hợp không
có thông tin này, ta có thể lấy giá trị của p = 0,5 và khi đó p(1-p) sẽ lớn nhất và
như vậy, cỡ mẫu sẽ là lớn nhất.
- Δ: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu nghiên cứu và tỷ
lệ của quần thể (theo ý tưởng của người nghiên cứu). Và thường lấy Δ = 0,05
hoặc 0,1 ứng với sai lệch 5% hoặc 10%.
- α: Mức ý nghĩa thống kê (được qui ước bởi người nghiên cứu); α thường
là 0,1 hoặc 0,05 hay 0,01 ứng với độ tin cậy là 90%; 95% và 99%.
- Z α/2: Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α được chọn.
43