Page 42 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 42
nhóm đối tượng và bằng cách chọn mẫu thuận tiện cho đến khi đủ số lượng từ
mỗi tầng.
Mẫu có chủ đích
Người nghiên cứu đã xác định trước các nhóm quan trọng trong quần thể
để tiến hành thu thập số liệu. Các nhóm khác nhau sẽ có tỷ lệ mẫu khác nhau.
Đây là cách rất hay dùng trong các điều tra thăm dò, phỏng vấn sâu.
1.3. Cỡ mẫu trong nghiên cứu
Tùy theo từng mục đích của nghiên cứu mà người nghiên cứu sẽ tính toán
cỡ mẫu cho phù hợp. Trong khuôn khổ chương trình, ở bài này, chúng ta sẽ tìm
hiểu một số công thức tính cỡ mẫu thông dụng đó là công thức tính cỡ mẫu cho
ước lượng một giá trị trung bình của quần thể và công thức tính cỡ mẫu cho ước
lượng một tỉ lệ của quần thể
1.3.1. Cỡ mẫu cho việc ước lượng một giá trị trung bình của quần thể
Khi muốn ước tính một giá trị trung bình trong quần thể, người ta đưa ra
công thức để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu như sau:
s 2
n Z 2
2
/
2
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
- s: Độ lệch chuẩn (ước tính từ một nghiên cứu trước đó hoặc nghiên cứu
thử).
- Δ: Khoảng sai lệch cho phép giữa giá trị trung bình từ mẫu nghiên cứu và
tham số của quần thể (theo mong muốn của người nghiên cứu). Và thường lấy Δ
= 0,05 hoặc 0,1 ứng với sai lệch 5% hoặc 10%.
- α: Mức ý nghĩa thống kê (được qui ước bởi người nghiên cứu); α thường
là 0,1 hoặc 0,05 hay 0,01 ứng với độ tin cậy là 90%; 95% và 99%.
- Z α/2: Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α được chọn, thường hay
gặp:
+ Với α = 0,1 thì Z α/2 = 1,64
42