Page 40 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 40
Cũng như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, danh sách tất cả các cá thể trong mỗi
tầng phải được liệt kê và được gắn số ngẫu nhiên do đó đòi hỏi người nghiên
cứu phải biết trước về quần thể để chia tầng. Điều này thường khó thực hiện
trong thực tế.
1.2.4. Mẫu chùm
Là mẫu đạt được bởi việc lựa chọn ngẫu nhiên các nhóm cá thể được gọi là
chùm từ nhiều chùm trong một quần thể nghiên cứu. Trong trường hợp này đơn
vị mẫu là các chùm chứ không phải là các cá thể.
* Quy trình
Bước 1: Xác định các chùm thích hợp: Việc này thường được làm bởi
người điều tra. Chùm được làm bởi tập họp các cá thể gần nhau (làng, xã,
trường học, khoa phòng, bệnh viện,...) do đó thường có chung một số đặc điểm.
Các chùm thường không có cùng kích cỡ.
Bước 2: Lập danh sách tất cả các chùm, chọn ngẫu nhiên một số chùm vào
mẫu (bằng kỹ thuật chọn ngẫu nhiên đơn hoặc ngẫu nhiên hệ thống )
Bước 3: Chọn các cá thể vào mẫu theo hai cách sau tuỳ theo ý tưởng của
người nghiên cứu:
+ Cách 1: Tất cả các cá thể trong các chùm đã chọn sẽ được bao gồm vào
nghiên cứu. Trong cách này đơn vị mẫu chính là các chùm được chọn, trong khi
yếu tố quan sát lại là các cá thể trong chùm (ví dụ như các hộ gia đình trong
thôn được chọn, trẻ em trong các hộ gia đình được chọn,...). Cách này được gọi
là mẫu chùm một bậc và xác suất của một chùm được chọn vào mẫu bằng số
chùm dự kiến chọn chia cho tổng số các chùm.
+ Cách 2: Liệt kê danh sách các cá thể trong các chùm đã chọn, sau đó áp
dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn hoặc ngẫu nhiên hệ thống trong mỗi chùm
để chọn các cá thể vào mẫu. Trong trường họp này đơn vị mẫu và đơn vị quan
sát là trùng nhau (mẫu 2 bậc).
* Ưu điểm:
40