Page 41 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 41
- Áp dụng được trong các nghiên cứu điều tra trong một phạm vi rộng lớn,
độ phân tán cao, danh sách của tất cả các cá thể trong quần thể không thể có
được (do khó hoặc đắt), trong khi chỉ có danh sách hoặc bản đồ các chùm.
- Sự lựa chọn thường dễ hơn, chi phí cho nghiên cứu với mẫu chùm thường
rẻ hơn nhiều do các cá thể trong một chùm thường gần nhau.
* Nhược điểm:
- Tính đại diện cho quần thể hoặc tính chính xác của mẫu được chọn theo
phương pháp mẫu chùm thường thấp hơn so với mẫu được chọn bằng phương
pháp ngẫu nhiên đon (nếu có cùng cỡ mẫu). Vì vậy, để tăng tính chính xác này
người ta thường tăng cỡ mẫu bằng cách nhân cỡ mẫu (được tính theo công thức
cho các chọn mẫu ngẫu nhiên đơn) với hệ số ảnh hưởng của thiết kế. Hệ số ảnh
hưởng của thiết kế được tính theo công thức khá phức tạp nên người ta khuyên
rằng nếu không tính chính xác được hệ số này thì ta có thể coi nó bằng 2.
- Phân tích số liệu từ mẫu chùm thường phức tạp hơn các mẫu khác.
- Việc lựa chọn chùm vào mẫu nghiên cứu cũng khá phức tạp, đặc biệt là
khi cỡ chùm không đều nhau.
Như đã trình bày ở trên, trong nghiên cứu người ta còn chọn mẫu bằng kỹ
thuật chọn mẫu không xác suất, có thể kể ra một số cách chọn sau
Mẫu thuận tiện
Là mẫu chọn được trên cơ sở các cá thể có sẵn khi thu thập số liệu (ví dụ
như tất cả các bệnh nhân đến khám tại phòng khám trong ngày). Phương pháp
này không quan tâm đến việc sự lựa chọn có ngẫu nhiên hay không. Đây là cách
chọn mẫu rất hay gặp trong các nghiên cứu lâm sàng.
Mẫu chỉ tiêu
Là mẫu được chọn với phương pháp đảm bảo rằng một số nhất định các
đơn vị mẫu từ các loại khác nhau của quần thể nghiên cứu với các tính chất đặc
trưng sẽ có mặt trong mẫu.
Nó gần giống như cách chọn mẫu tầng nhưng không ngẫu nhiên. Người
nghiên cứu đặt kế hoạch là sẽ chọn bao nhiêu đối tượng cho mỗi tầng hoặc
41