Page 31 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 31
- Là công cụ quan trọng để nhà nghiên cứu khám phá những kiến thức
mới
5.3. Một số ví dụ về cách viết giả thuyết
- Không có sự khác biệt về nhiệt độ khoang miệng ở những người bệnh
có thở o xy qua ống thông mũi với liều lượng 6 lít/phút.
- Có sự khác biệt về mức độ hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng làm
việc ở các bệnh viện Trung ương so với điều dưỡng làm việc ở các bệnh viện
tỉnh.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ điều dưỡng bị rủi ro do kim đâm ở ca
sáng và ca đêm.
- Có sự khác biệt về chất lượng chăm sóc người bệnh của các cử nhân
điều dưỡng với các diều dưỡng trung cấp.
5.4. Thành phần của giả thuyết nhân quả
Một trong những mục đích của nghiên cứu y học là hình thành giả thuyết
về mối tương quan giữa hai hay nhiều biến số nghiên cứu. Giả thuyết dịch tễ
học về mối quan hệ nhân quả phải có đủ các thành phần sau đây:
- Yếu tố nhân (nguyên nhân): là bất kỳ yếu tố nguy cơ (phơi nhiễm) nghi
ngờ nào có liên quan đến việc phát sinh bệnh (quả).
- Yếu tố quả (hậu quả): là bệnh hoặc hậu quả được gây nên bởi các yếu tố
nguy cơ.
5.5. Mối liên quan giữa giả thuyết và thiết kế nghiên cứu
Cách trình bày giả thuyết nghiên cứu dựa vào loại thiết kế nghiên cứu,
thử nghiệm hoặc không thử nghiệm. Giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ
nhân quả gồm hai lớp đối lập nhau. Giả thuyết H 0 là giả thuyết không có mối
quan hệ nhân quả hoặc không có sự khác biệt. Giả thuyết H 1 đối lập với giả
thuyết H 0, tức là có quan hệ nhân quả và có sự khác biệt. Bằng kiểm định thống
kê cho phép nhà nghiên cứu lượng giá được xác suất may rủi khi sử dụng kết
quả nghiên cứu từ mẫu để suy ra quần thể.
31