Page 15 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 15
Trước những vấn đề đang tồn tại trong một chủ đề đã được chọn, người
nghiên cứu phải lựa chọn ra 1 vấn đề nghiên cứu.
Để chọn ra một vấn đề nghiên cứu cần phải xác định tổng điểm của 7 tiêu
chuẩn sau:
4.4.1. Tính xác đáng
Vấn đề nghiên cứu thực sự cần được ưu tiên với một số câu hỏi được nêu
ra để giải đáp dưới đây :
- Đúng là có vấn đề này có thật không?
- Phạm vi của vấn đề có lớn không?
- Ai là người bị tác động?
- Tính trầm trọng của vấn đề là ở chỗ nào?
- Vấn đề này có cần thiết đến mức phải can thiệp không?
Sau khi trả lời được 5 câu hỏi trên, người ta cho điểm để đánh giá tính
xác đáng của vấn đề với cach cho điểm:
+ Cho điểm 0 = Không xác đáng
+ Cho điểm 1 = Xác đáng
+ Cho điểm 2 = Rất xác đáng
4.4.2. Tránh lặp lại
Trước khi quyết định thực hiện một nghiên cứu, điều quan trọng là phải
biết vấn đề nghiên cứu đó đã có ai nghiên cứu chưa? Nghiên cứu ở khu vực
nào? Nghiên cứu trong điều kiện nào và kết quả đạt được đến đâu?
Thang điểm cho tiêu chuẩn này được tính như sau:
+ Cho điểm 0 = Đã có đủ những thông tin
+ Cho điểm 1 = Đã có một số thông tin nhưng phần lớn còn lu mờ
+ Cho điểm 2 = Không có thông tin gì về vấn đề này
4.4.3. Tính khả thi
Khi tiến hành nghiên cứu phải đặc biệt chú ý đến các nguồn lực như năng
lực tổ chức thực hiện đề tài của người nghiên cứu, có đủ các nguồn lực để triển
khai nghiên cứu như vật lực, nhân lực, tài lực, thời lực.
15