Page 50 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 50
Tiêu chuẩn đái tháo đường thai nghén của IADPSG tháng 3/2010)
Chỉ số đường máu sau khi uống 75gr đường
Được chẩn đoán là Đái tháo đường thai kì khi có ít nhất một trong các kết quả lớn
hơn hoặc bằng:
Chỉ số đường máu Đơn vị mmol/l Đơn vị mg/dL
Đường máu khi đói (FPG) 5.1 92
Đường máu sau uống 1 giờ 10 180
Đường máu sau uống 2 giờ 8,5 153
5.3.4. Hướng xử trí và chăm sóc dự phòng
* Với tất cả các thai phụ:
- Cần được khai thác tỷ mỉ về tiền sử gia đình, tiền sử bản thân liên quan đến
đái tháo đường.
- Tư vấn, hướng dẫn sàng lọc đái tháo đường bằng cách hướng dẫn sàng lọc
đường huyết trước khi mang thai và trong khi mang thai….
- Tư vấn chế độ ăn, tập luyện phù hợp giảm nguy cơ đái tháo đường trong thai kì
Quản lý chế độ tăng cân hợp lý với thai phụ, nhất là với những người béo phì
* Với những thai phụ đã có đái tháo đường:
- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Chế độ ăn uống - phụ nữ mang thai được khuyến khích ăn một chế độ ăn đa
dạng bao gồm các loại thực phẩm giàu canxi, sắt và acid folic, ít chất béo bão hòa và
nhiều chất xơ. Hạn chế tinh bột và đồ ngọt, kể cả những hoa quả ngọt. Không ăn quá
no, nên chia nhỏ các bữa ăn.
- Hoạt động thể chất - thường xuyên hoạt động thể chất như đi bộ sẽ giúp kiểm
soát mức đường trong máu và cải thiện thể lực.
- Khi có triệu chứng hạ đường máu (đang điều trị) phải xử trí ngay theo phác đồ
-Theo dõi mức glucose máu - thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu là
cần thiết để có thể điều trị được và thay đổi khi cần thiết. Xét nghiệm đường máu lúc
đói được thực hiện trước các bữa ăn sau đó là xét nghiệm đường 1 hoặc 2 giờ sau ăn.
(Điều này thường đạt được bằng cách sử dụng máy đo đường huyết nếu họ có sẵn).
- Đánh giá lại đường huyết sau đẻ 6 tuần.
5.4. Thiếu máu và thai nghén
5.4.1. Nguyên nhân
49