Page 53 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 53
Bài 3:
CHĂM SÓC CHUYỂN DẠ
Số tiết: 05 tiết
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Kiến thức:
1. Trình bày được các dấu hiệu lâm sàng của chuyển dạ.
2. Trình bày được 4 giai đoạn của chuyển dạ và sự thay đổi sinh lý liên quan tới
từng giai đoạn.
Kỹ năng:
3. Lập được KHCS bà mẹ trong các giai đoạn của cuộc chuyển dạ trên tình
huống lâm sàng.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
4. Tôn trọng các đặc điểm văn hóa của sản phụ và gia đình trong quá trình chăm
sóc chuyển dạ.
NỘI DUNG
1. Các giai đoạn chuyển dạ
Theo cổ điển, cuộc chuyển dạ là quá trình liên tục và được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I: xóa mở cổ tử cung (cổ tử cung xóa đến khi mở hết)
- Giai đoạn II: giai đoạn xổ thai
- Giai đoạn III: giai đoạn xổ rau.
Gần đây các nhà sản khoa thấy rằng trong 2 giờ đầu sau đẻ là thời kì có nhiều
nguy cơ cho mẹ và bé cần được theo dõi sát bởi nhân viên y tế, nên được tính đó là
giai đoạn IV của chuyển dạ.
1.1. Giai đoạn I của chuyển dạ (giai đoạn xóa mở cổ tử cung)
Giai đoạn này bắt đầu từ khi có cơn co tử cung đến khi cổ tử cung mở hết.Đây
là giai đoạn dài nhất trong chuyển dạ.Giai đoạn này được chia làm 2 phân kỳ, còn gọi
là 2 pha: Pha tiềm tàng và pha tích cực
Pha tiềm tàng
- Từ khi bắt đầu chuyển dạ (cổ tử cung xoá) đến khi cổ tử cung mở 3cm.
52