Page 51 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 51
- Dinh dưỡng không bù đủ nhu cầu tăng lên khi có thai và cho con bú, nhất là ở
những thai phụ thiếu ăn, đẻ quá mau, điều kiện lao động nặng nhọc, thai đôi...
- Nhiễm các bệnh do vi trùng và ký sinh trùng: các bệnh nhiễm khuẩn mắc phải
khi có thai (viêm nhiễm sinh dục - tiết niệu, viêm đường mật...), nhiễm giun sán (phổ
biến nhất là giun đũa và gây thiếu máu nhiều nhất là giun móc), bệnh lao, bệnh sốt rét,
các bệnh về máu...
5.4.2. Triệu chứng và chẩn đoán
- Lâm sàng: xanh xao, niêm mạc nhợt, mỏi mệt (là nhóm triệu chứng chính).
- Xét nghiệm máu: huyết sắc tố dưới 11g/100ml máu.
- Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu để chẩn đoán sốt rét, bệnh về máu - xét
nghiệm phân tìm trứng giun sán.
5.4.3. Xử trí và chăm sóc
- Khám thai tỷ mỷ, phát hiện sớm và điều trị tích cực cho các thai phụ thiếu máu.
- Giải thích cho thai phụ về nguy cơ của thiếu máu với thai phụ.
- Thực hiện chương trình phòng chống thiếu máu cho thai phụ và bà mẹ.
+ Giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng cho thai phụ và bà mẹ nuôi con: ô vuông thức
ăn, bổ sung thịt, cá, trứng, và rau có màu xanh thẫm, tẩy giun trước khi mang thai.
+ Uống bổ sung viên sắt và axit Folic: viên sắt Folic thường có hàm lượng sắt
60mg và axit Folic 0,5mg. Mỗi ngày uống 1-2 viên sau bữa ăn trong suốt thời gian
trước đẻ và 6 tuần sau đẻ.
- Thai phụ thiếu máu nặng (rất xanh xao) và điều trị không hồi phục cần được
chuyển tuyến và đẻ ở bệnh viện
5.5. Một số bất thường khác
Ngoài những bệnh lý thường gặp ở trên, còn rất nhiều các bệnh lý khác khi
mang thai người phụ nữ có thể gặp như nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn các cơ
quan do các nguyên nhân:
- Các bệnh lý do virus:
+ Sởi, chú ý Rubella
+ Cytomegalovirus
+ Herpes simplex
+ HIV
+ Nhiễm virus viêm gan A, B, C, D, E
50