Page 55 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 55
- Sờ: đặt tay lên bụng vùng đáy tử cung thấy thành bụng và tử cung gồ, đội tay
lên. Cơn co tăng từ từ và cũng hết từ từ.
Đặc điểm sinh lý của cơn co tử cung: cơn co tử cung không theo ý muốn của
thai phụ
- Cơn co nhịp nhàng, tăng dần
- Trước ngắn, sau dài
- Trước thưa, sau mau
- Trước yếu, sau mạnh
* Thời gian của mỗi cơn co tử cung
- Khi mới chuyển dạ 15 - 20 giây
- Khi cổ tử cung mở hết 45 - 60 giây
* Khoảng cách giữa 2 cơn co
- Khi mới chuyển dạ 15 - 20 phút
- Khi cổ tử cung mở hết 1 - 2 phút
* Độ mạnh của cơn co tử cung
- Khi mới chuyển dạ: cơn co nhẹ, cường độ khoảng 20 mmHg
- Tiếp theo: cơn co có cường độ vừa 20 - 40mmHg
- Cuối giai đoạn 1: độ mạnh của cơn co khoảng 50 - 60mmHg
2.2. Cơn co thành bụng
Cơn co thành bụngxuất hiện khi ngôi thai xuống thấp đè vào đáy chậu, tạo cảm
giác muốn rặn, báo hiệu chuyển dạ đã sang giai đoạn rặn đẻ (giai đoạn II của chuyển
dạ)
Cơn co thành bụng có thể theo ý muốn của sản phụ
2.3. Tác dụng của cơn co tử cung và cơn co thành bụng
2.3.1. Về phía người mẹ
- Thành lập đoạn dưới
Những cơn co sinh lý của tháng cuối và cơn co khi chuyển dạ làm đoạn dưới tử
cung giãn, dài và mỏng dần. Đó là sự thành lập và mở rộng đoạn dưới.Cơn co tử cung
tốt cộng với ngôi thế thuận sẽ giúp đoạn dưới thành lập tốt và ngược lại.
- Xoá mở cổ tử cung
Xoá: là hiện tượng lỗ trong giãn dần, làm ống cổ tử cung thu ngắn dần. Khi cổ
tử cung xoá hết, thì không còn ống cổ tử cung mà chỉ có lỗ ngoài.
54