Page 82 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 82
2.1.2. Chẩn đoán chăm sóc thường gặp
- Người bệnh đau liên quan đến sỏi thận, niệu quản, bàng quang
- Nguy cơ rối loạn tiểu tiện liên quan đến sỏi bàng quang, sỏi niệu quản
- Người bệnh có chỉ định phẫu thuật liên quan đến sỏi tiết niệu
2.1.3.Can thiệp điều dưỡng
2.1.3.1. Chăm sóc giảm đau cho người bệnh
- Để người bệnh nghỉ ngơi,hạn chế vận động
- Hướng dẫn người bệnh nằm tư thế thoải mái, đỡ đau nhất
- Hướng dẫn người bệnh uống đủ nước: Thường người bệnh không dám
uống nhiều nước vì sợ đi tiểu nhiều, động viên người bệnh uống khoảng 2-3 lít
nước/24h
- Giải thích cho người bệnh tình trạng đau là do sỏi dịch chuyển, triệu
chứng này sẽ giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi và điều trị.
- Theo dõi mức độ, tính chất đau, tình trạng tiểu tiện của người bệnh.
- Thực hiện y lệnh dùng thuốc giảm đau, giãn cơ cho người bệnh. Theo dõi
đáp ứng của thuốc với cơn đau của người bệnh.
2.1.3.2. Chăm sóc tiểu tiện cho người bệnh
- Người bệnh sỏi bàng quang thường có các rồi loạn tiểu tiện tư đái ngắt
ngừng (là hiện tượng khi đang đái,dòng nước tiểu bị tắc lại đột ngột,sau đó thay
đổi tư thế lại có thể đái được) liên quan đến sỏi di chuyển trong lúc đi tiểu.
Người bệnh có thể đái máu, đái rắt khi sỏi làm tổn thương niêm mạc bàng
quang, niệu quản. Trong trường hợp sỏi rơi xuống niệu đạo có thể kẹt, gây tắc
lưu thông đường tiết niệu dưới gây bí tiểu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
- Hướng dẫn người bệnh uống đủ nước trong ngày
- Hướng dẫn người bệnh không kìm tiểu khi buồn đi tiểu
- Thực hiện y lệnh đặt sonde bàng quang khi bí tiểu hoặc bàng quang chảy
máu nhiều
2.1.3.3. Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
Tùy theo từng phương pháp điều trị mà chuẩn bị người bệnh khác nhau
81