Page 85 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 85
Sau phẫu thuật sỏi tiết niệu, người bệnh có thể hạn chế hô hấp do các
nguyên nhân như: còn tác dụng của thuốc vô cảm sau phẫu thuật (thường gặp
trong 6h đầu sau phẫu thuật), do đau vết phẫu thuật người bệnh không dám thở
mạnh hoặc do tư thế người bệnh sau phẫu thuật.
- Chăm sóc tư thế người bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp, dự phòng
các biến chứng về hô hấp sau phẫu thuật:
+ Khi người bệnh còn tác dụng của thuốc vô cảm tùy theo phương pháp vô
cảm mà cho người bệnh nằm đúng tư thế sau phẫu thuật.
+ Cần lưu ý là cho người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên để nếu có nôn
chất nôn không lọt vào đường hô hấp, tư thế này được duy trì khi nào hết tác
dụng của thuốc vô cảm.
+ Đảm bảo lưu thông đường thở cho người bệnh, hút đờm dãi nếu có tăng
tiết đờm rãi.
- Giảm đau cho người bệnh sau phẫu thuật, dự phòng khó thở do đau người
bệnh không dám thở
+ Thường sau phẫu thuật khi hết tác dụng của thuốc vô cảm người bệnh sẽ
đau vết phẫu thuật.
+ Đánh giá mức độ đau, tìm tư thế giảm đau cho người bệnh. Thực hiện
thuốc giảm đau và hướng dẫn người bệnh cách thở.
+ Theo dõi tình trạng thiếu oxy, kiểu thở, dấu khó thở, liệu pháp oxy nếu
cần. Phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy của người bệnh.
2.2.3.2. Chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết phẫu thuật
Đối với phẫu thuật mở bể thận, niệu quản, bàng quang lấy sỏi
- Thay băng vết phẫu thuật đúng quy trình, đảm bảo vô khuẩn.
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà không tự ý tháo băng vết phẫu thuật,
không chạm vào vết phẫu thuật hoặc băng.
- Nếu vết phẫu thuật nhiễm khuẩn (thường xuất hiện ở ngày thứ 3-4 sau
phẫu thuật) thì cần cắt chỉ sớm, tách vết mổ cho dịch mủ thoát ra dễ dàng, có thể
cắt chỉ cách quãng hay cắt toàn bộ
84