Page 79 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 79

BÀI 5. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

                  MỤC TIÊU BÀI HỌC

                  - Kiến thức:

                  1. Trình bày được giải phẫu hệ tiết niệu, trình bày được cơ chế tắt nghẽn, cơ chế

                  cọ  sát,  cơ  chế  nhiễm  khuẩn  trong  người  lớn  mắc  bệnh  sỏi  đường  tiết

                  niệu(CĐR2).

                  2. Trình bày được cách nhận định, chăm sóc người lớn bị sỏi đường tiết niệu.

                  (CĐR2).

                  - Kỹ năng:

                  3. Đưa ra được các chẩn đoán chăm sóc, lựa chọn chẩn đoán chăm sóc ưu tiên và

                  lập  kế  hoạch  chăm  sóc  người  bệnh  người  bệnh  chấn  thương  ngực  kín/  vết

                  thương ngực trong bài tập tình huống (CĐR 3).


                  - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
                  4. Thể hiện được tính tích cực, khả năng hợp tác hiệu quả với các thành viên


                  trong nhóm học tập. Sử dụng tốt công nghệ thông tin để giải quyết bài tập.
                  (CĐR 6,9).


                  Nội dung

                  1. Đại cương

                        Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp nhất ở đường tiết niệu, gặp ở nam nhiều

                  hơn nữ và hay gặp ở độ tuổi 35-55 tuổi. Sỏi tiết niệu do nhiều nguyên nhân phối

                  hợp gây nên.

                        - Sỏi gây tổn thương trên hệ tiết niệu theo 3 cơ chế cơ bản:

                        +  Cơ  chế  tắc  nghẽn: Sỏi  gây  ứ  tắc  (bể  thận,  niệu  quản),  tuỳ  theo  kích

                  thước và hình thể sỏi có thể gây nên ứ tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn, làm

                  cho nhu mô thận giãn mỏng dần, dung tích đài bể thận tăng lên, nhu mô thận bị

                  teo đét, xơ hoá và thận dần bị mất chức năng. Niệu quản trên sỏi cũng bị giãn

                  mất nhu động và xơ hoá niệu quản. Trong trường hợp sỏi ở hai bên hệ tiết niệu,

                  bệnh nhân có thể bị suy thận cấp do sỏi.

                        + Cơ chế cọ sát: Sỏi thận, sỏi niệu quản nhất là sỏi cứng, gai góc có thể

                  gây cọ sát, làm rách xước niêm mạc đài bể thận, niệu quản gây chảy máu trong



                                                                                                         78
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84