Page 80 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 80

đường tiết niệu. Thương tổn tổ chức một mặt tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn

                  niệu phát triển, mặt khác làm cho quá trình phát triển xơ hoá ở nhu mô thận và ở

                  thành ống dẫn niệu. Kết quả cuối cùng làm hẹp dần đường dẫn niệu, làm nặng

                  thêm tình trạng bế tắc.

                        + Cơ chế nhiễm khuẩn: Sự tắc nghẽn đường niệu là những yếu tố thuận

                  lợi để phát triển nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn niệu gây phù nề, chợt loét niêm

                  mạc đài bể thận, dần dẫn đến xơ hoá tổ chức khe thận, chèn ép mạch máu và ống

                  thận.

                        - Phân loại sỏi tiết niệu theo vị trí của sỏi bao gồm: Sỏi thận, sỏi niệu quản,

                  sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, với tỷ lệ

                        + Sỏi thận chiếm khoảng 40% (sỏi bể thận, sỏi đài thận, sỏi đài bể thận)

                        +  Sỏi  niệu  quản  chiếm  khoảng  28%  (niệu  quản  1/3  trên,  1/3  giữa,  1/3

                  dưới).

                        + Sỏi bàng quang chiếm khoảng 26%.

                        + Sỏi niệu đạo chiếm khoảng 4%.

                        Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu, tùy theo vị


                  trí và đặc điểm của sỏi mà có thể áp dụng các phương pháp như phẫu thuật mở,
                  phẫu thuật nội soi lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da và tán sỏi nội soi


                  niệu quản ngược dòng.
























                                            Hình 1. Giải phẫu đường tiết niệu

                  2. Chăm sóc người bệnh sỏi tiết niệu

                  2.1. Chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật



                                                                                                         79
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85