Page 67 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 67
Ví dụ: người bệnh nặng 60kg, khi bị suy thận cấp ở giai đoạn vô niệu, chế độ ăn
cần 1840 Kcalo, 350g glucid, 6g protid, 58g lipid và truyền 200- 500ml glucose
20%.
* Giai đoạn đái nhiều
Nguyên tắc: đủ calo, đủ glucid, ít protid, nhiều nước, ít hay đủ muối.
Thức ăn: ăn chất dễ tiêu đảm bảo năng lượng và nhiều hoa quả tươi, hạn chế các
thức ăn có nhiều kali. Lượng đạm đưa vào cũng cần căn cứ vào tình trạng ure
máu của bệnh nhân:
Ure máu dưới 0,5 g/l có thể cho bệnh nhân ăn nhiều đạm thực vật, ít đạm
động vật. Số lượng đạm đưa vào trong một ngày khoảng 0,25g/kg trọng
lượng cơ thể.
Ure máu từ 0, 5 đến 1 g/l, nên dùng đạm thực vật, không dùng đạm động vật và
lượng đạm đưa vào trong ngày ít hơn 0,25 g/kg trọng lượng.
Ure máu trên 1g/l chế độ ăn chủ yếu là glucid và một số acid amin cần thiết.
1.6.3.3. Theo dõi phát hiện các biến chứng
Đặc điểm của bệnh nhân suy thận cấp là tình trạng tăng ure máu, rối loạn nước
và điện giải cũng như các biến chứng khác do suy thận gây nên. Bệnh nhân có
thể tử vong do những biến chứng của bệnh.
Các dấu hiệu triệu chứng này thường hay biểu hiện qua dấu hiệu thần kinh, tiêu
hoá, hô hấp.
Để người bệnh nghỉ ngơi, nằm đầu cao, cho thở oxy nếu có tình trạng khó thở.
Theo dõi:
Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
Tình trạng tiêu hoá: nôn mửa, tiêu chảy...
Tình trạng tinh thần kinh, thường biểu hiện nhức đầu, mất ngủ...
Theo dõi số lượng và màu sắc nước tiểu.
Theo dõi một số xét nghiệm như: ure và creatinin máu, ure và creatinin niệu,
protein niệu, công thức máu.
Theo dõi các biến chứng.
66