Page 34 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 34
5.1.2. Cơ chế bệnh sinh
Chủ yếu là bệnh cầu thận, bao gồm:
- Mao quản cầu thận bị tổn thương: viêm gây giảm diện tích lọc cầu thận,
giảm thể tích dịch đến ống xa không đào thải đủ Na+ giữ NaCL giữ H2O dịch
ngoài tế bào tăng gây phù. Đây là cơ chế chính gây phù trong hội chứng viêm
cầu thận cấp và mãn
- Giảm áp suất thẩm thấu keo: Nước thoát ra ngoài lòng mao quản gây phù
và giảm thể tích tuần hoàn. Thể tích tuần hoàn giảm làm giảm mức lọc cầu thận
do đó giảm Natri niệu. NaCl được giữ lại kéo theo nước gây thêm phù.
Mặt khác khi thể tích tuần hoàn giảm, thận sẽ tăng tiết Renin qua đó tăng
tiết Aldosteron gây giữ NaCl và nước gây tăng thêm phù
Đồng thời khi thể tích tuần hoàn giảm thì tuyển yên cũng tăng tiết ADH
(Hormon kháng bài niệu). Nước được tái hấp thu nhiều hơn ở ống góp gây thêm
phù. Giảm áp suất thẩm thấu keo là cơ chế chủ đạo của phù trong hội chứng
thận hư.
Như vậy dù là hội chứng viêm cầu thận cấp hay hội chứng thận hư thì cơ
chế phù chủ đạo vẫn là giữ muối, giữ nước.
5.1.3. Nhận định phù trong bệnh lý hệ tiết niệu
- Trước một người bệnh có triệu chứng phù, điều dưỡng viên cần nhận
định:
- Người bệnh có cảm giác nặng mặt, nặng chi không?
- Nhận định thời điểm xuất hiện phù?
- Nhận định vị trí xuất hiện phù (Những vùng bị sưng phù to, căng mọng,
làm che lấp các chỗ lồi lõm bình thường như mắt cá, nếp nhăn, đầu xương…).
- Phù toàn thân hay phù khu trú? Phù ấn lõm không?
- Nhận định mức độ phù nhiều hay ít?
- Nhận định tiến triển của phù nhanh hay chậm?
- Phù có liên quan đến thời gian sáng chiều không?
- Phù có liên quan với tư thế người bệnh không? (phù xuất hiện khi đứng
lâu, phù tim trong thời kỳ đầu, phù tĩnh mạch).
33