Page 31 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 31
- Viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, thận ứ mủ…
- Nấm đường tiết niệu, Lao thận, u thận nhiễm khuẩn…
4.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh đái mủ
Đái mủ là hiện tượng có nhiều tế bào mủ tức bạch cầu đa nhân trung tính
trong nước tiểu đến mức mắt thường có thể cảm nhận được
Khi số lượng bạch cầu niệu tăng trên 5 bạch cầu/ vi trường soi ở vật kính
40X và thấy nhiều bạch cầu hóa giáng (nước tiểu đục) là đái ra mủ.
4.1.3. Đái dưỡng chấp
Là đái ra nước tiểu có chứa dưỡng chấp thành phần chủ yếu là triglycerid
gọi là dưỡng chấp niệu.
Nước tiểu bình thường không có dưỡng chấp. Khi trong nước tiểu có
dưỡng chấp thì có màu trắng sữa hoặc trắng như nước vo gạo
4.1.3.1. Nguyên nhân đái dưỡng chấp
- Nguyên nhân hay gặp nhất ở vùng châu Á là do giun chỉ: ấu trùng giun
chỉ sống trong hệ bạch huyết và các tĩnh mạch sâu, làm tắc hệ bạch huyết, gây rò
giữa bạch mạch và hệ tiết niệu.
- Nguyên nhân thứ 2 là do các khối u chèn ép làm hẹp ống ngực, dưỡng
chấp không theo ống ngực đổ vào hội lưu Pyrogop, nên trào vào hệ tiết niệu.
4.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh đái dưỡng chấp
Đái dưỡng chấp là bệnh lý do có sự thông rò giữa hệ bạch huyết và hệ tiết
niệu dẫn đến dưỡng chấp từ hệ bạch huyết tràn sang hệ tiết niệu. Nước tiểu có
dưỡng chấp đục như nước vo gạo
4.2. Nhận định về rối loạn màu sắc nước tiểu
- Bình thường nước tiểu trong, không màu hoặc vàng nhạt. Trong một số
trường hợp sinh lý, màu sắc nước tiểu bị thay đổi do ăn uống thực phẩm hay
thuốc có chất màu.
- Điều dưỡng viên cần nhận định màu sắc nước tiểu của người bệnh qua hỏi
bệnh hoặc quan sát đối với người bệnh sau phẫu thuật
- Khi đi tiểu nước tiểu có màu gì? Có đái ra máu? Đái ra mủ không?
30