Page 30 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 30
nước tiểu mới thấy được lắng cặn hồng cầu hoặc soi trên kính hiển vi mới thấy
thì gọi là đái máu vi thể.
Bình thường, nước tiểu không có hồng cầu hoặc có rất ít, khi có > 1000
hồng cầu/ml nước tiểu hoặc xét nghiệm >= 2 hồng cầu/vi trường của vật kính
40X gọi là đái máu.
- Tùy mức độ đái máu nặng hay nhẹ mà nước tiểu có màu từ hồng nhạt đến
đỏ sẫm.
4.1.1.1. Nguyên nhân đái máu
- Bệnh cầu thận: hội chứng cầu thận cấp, viêm cầu thận tiên phát…
- Sỏi đường tiết niệu, chấn thương đường tiết niệu
- U thận, tiết niệu
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm thận
bể thận cấp…
- Lao thận, thận đa nang, thận dị dạng, thiểu sản thận…
4.1.1.2. Cơ chế bệnh sinh đái máu
- Rách xước niêm mạc đường tiết niệu: Hay gặp nhất là các trường hợp sỏi
đường tiết niệu, khi sỏi di chuyển gây rách xước niêm mạc và chảy máu
- Nhiễm khuẩn niệu: Viêm cấp hay mãn làm tăng sinh mạch máu, vỡ gây
chảy máu, hay gặp viêm bể thận cấp tính hay lao, viêm bàng quang..
- Hoại tử: Hoại tử các khối u đường tiết niệu làm vỡ các mạch máu
- Xung huyết: Trong u tuyến tiền liệt gây dồn ép tĩnh mạch, làm tĩnh mạch
căng dễ vỡ
4.1.2. Đái mủ
- Bình thường mắt thường thấy nước tiểu trong, nhưng vẫn có thể thải theo
nước tiểu 2000 bạch cầu/phút (phương pháp cặn Addis), khi soi dưới kính hiển
vi thấy 1-3 bạch cầu trong mỗi vi trường (soi ở vật kính 40X không quá 5 bạch
cầu/vi trường)
- Khi số lượng bạch cầu niệu tăng trên 5 bạch cầu/ vi trường soi ở vật kính
40X và thấy nhiều bạch cầu hóa giáng (nước tiểu đục) là đái ra mủ.
4.1.2.1. Nguyên nhân đái mủ
29