Page 32 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 32
Sau khi xác định có đái ra máu, cần phải xác định vị trí tổn thương gây ra
đái máu. Trong lâm sàng thường dùng nghiệm pháp 3 cốc (để xác định đái máu
đầu bãi, cuối bãi hay toàn bãi) để chẩn đoán vị trí tổn thương gây đái máu.
- Một số trường hợp bệnh lý, nước tiểu có màu khác như:
+ Màu đỏ, hồng (thường do đái ra máu)
+ Màu nâu thẫm nước cà phê (đái huyết cầu tố)
+ Màu nước vo gạo (đái mủ, đái ra muối phốt phát, đái dưỡng chấp).
+ Màu vàng cam: sốt nóng, uống thuốc Santorin.
+ Màu vàng: tắc mật
+ Màu nâu thẫm: methemoglubin niệu, thuốc có gốc phenon.
- Nhận định các triệu chứng thực thể để xác định nguyên nhân rối loạn màu
sắc nước tiểu như sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu:
+ Người bệnh có hội chứng thiếu máu không?
+ Người bệnh có hội chứng nhiễm khuẩn không? Người bệnh có sốt cao,
rét run không?
+ Người bệnh có đái buốt, đái rắt không?
+ Người bệnh có đau tức hố thận, hạ vị, niệu đạo không?
- Nhận định các triệu chứng cận lâm sàng
+ Kết quả chụp X Quang, siêu âm hệ tiết niệu xác định được vị trí, số
lượng, kích thước sỏi đường tiết niệu, tình trạng tuyến tiền liệt...
+ Kết quả chụp bể thận niệu quản ngược dòng, chụp cắt lớp vi tính đánh
giá chức năng thận
+ Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Định lượng Ure, Creatinin máu
+ Xét nghiệm công thức máu
+ Xét nghiệm nước tiểu: Cấy khuẩn, định lượng hồng cầu, bạch cầu niệu...
4.3. Can thiệp điều dưỡng
Tuy theo rối loạn và mức độ tổn thương mà có chể độ chăm sóc cụ thể khác
nhau
- Hướng dẫn người bệnh nghi ngơi, hạn chế vận động khi có đái máu, đái
mủ
31