Page 39 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 39
- Hội chứng bàng quang
+ Thường có nhưng không phải là trường hợp nào cũng có
+ Đái buốt: cảm giác nóng rát, đau buốt
+ Đái dắt: cảm giác mót đái, buộc phải đi đái liên tục. Mỗi lần đái nước tiểu rất
ít, có khi chỉ được vài giọt
+ Đái đục, cũng có trường hợp đái máu
- Thận
+ Có thể thấy thận to lên, sờ thấy khối thận, ấn đau tức
+ Có dấu hiệu chạm thắt lưng (+)
2.2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm nước tiểu:
+ Đục: thường gặp do có nhiều vi khuẩn và bạch cầu.
+ Có thể đái mủ, đái máu vi thể hoặc đại thể.
+ Bạch cầu niệu nhiều, vi khuẩn niệu 100.000 vk/ml nước tiểu (có giá trị chẩn
đoán nhiễm khuẩn tiết niệu).
- Cấy nước tiểu: Tìm vi khuẩn
- Xét nghiệm máu:
+ Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
+ Ure, creatinin tăng khi có suy thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn.
+ Cấy máu khi sốt >38C có thể thấy (+): Nhiễm khuẩn huyết.
- Siêu âm thận: Thận to hơn bình thường, đài bể thận giãn ít hoặc nhiều, đôi khi
thấy ổ viêm trong nhu mô thận, hoặc thấy nguyên nhân thuận lợi như: Sỏi, thận
đa nang…
- Xquang: Chụp bụng không chuẩn bị hoặc chụp thận tĩnh mạch UIV khi nghi
ngờ có nguyên nhân thuận lợi gây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu.
2.3. Tiến triển và biến chứng
2.3.1. Tiến triển
Viêm thận bể thận là một bệnh nội khoa có thể diễn biến nặng và gây biến
chứng. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng (dùng kháng sinh đúng và đủ liều) các triệu
38