Page 38 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 38
1.1.2.1. Đường vào của vi khuẩn
- Chủ yếu qua đường ngược dòng gây viêm ở đài bể thận rồi vào tổ chức kẽ của
thận: Có thể là nhiễm khuẩn ngẫu nhiên. Nữ thường gặp hơn nam do đường niệu
đạo ngắn, đường kính rộng hơn, gần lỗ âm đạo và hậu môn. Ở nam đường niệu
đạo dài, hẹp, xa lỗ hậu môn hơn. Chất tiết của tuyến tiền liệt cũng có khả năng
sát khuẩn.
- Vi khuẩn cũng có thể đi theo đường máu hoặc đường bạch huyết nhưng hiếm
hơn. Nếu vi khuẩn qua đường máu thường gây nhiễm khuẩn nhu mô thận trước
rồi mới ra nước tiểu gây viêm đường niệu.
1.1.2.2. Quá trình gây viêm đường niệu
Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu nhiều 100.000 vi khuẩn/ml thì vi
khuẩn có thể bám vào thành và gây tổn thương tế bào biểu mô đường niệu.
Khi có sự tắc nghẽn đường niệu thì càng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn.
Uống quá ít nước, nước tiểu đọng lâu trong bàng quang cũng có dễ tạo
điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn.
2. Viêm thận - bể thận cấp tính
2.1. Triệu chứng lâm sàng.
- Dấu hiệu nhiễm khuẩn
+ Xuất hiện rầm rộ
+ Sốt cao rét run, sốt cao dao động
+ Thể trạng suy sụp nhanh, môi khô, lưỡi bẩn
+ Bạch cầu trong máu tăng chủ yếu là đa nhân trung tính tăng
+ Có khi có nhiễm khuẩn máu
- Đau
+ Đau vùng hố sườn lưng, một bên hoặc cả 2 bên
+ có khi đau dữ dội, nhưng thường là đau tức âm ỉ
+ Đau lan xuống dưới
+ Vỗ vùng hố sườn lưng: Người bệnh có phản ứng, đau, tức, rất có giá trị nhất là
khi đau 1 bên
+ Nhiều trường hợp có cơn đau quặn thận do sỏi
37