Page 28 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 28
3.1.3. Vô niệu
Hiện tượng vô niệu được xác định khi số lượng nước tiểu <100ml/24 giờ.
Chỉ có vô niệu bệnh lý, không có vô niệu sinh lý (Thông bàng quang cũng
không có nước tiểu).
Vô niệu là trạng thái bệnh lý rất nặng, gây ra nhiều rối loạn nội môi và đe
dọa tính mạng người bệnh.
3.1.3.1. Nguyên nhân vô niệu
- Gặp trong bệnh lý viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp, đợt tiến triển
nặng của suy thận mạn, suy thận giai đoạn cuối…
- Do các nguyên nhân chèn ép ống dẫn niệu. Sỏi tiết niệu 2 bên, sỏi trên
thận đơn độc, vết thương 2 thận, cắt thận…
3.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh vô niệu
- Vô niệu trước thận: Do giảm áp lực lọc cầu thận, không có áp lực hữu
hiệu đẩy nước sang Bowman.
- Vô niệu tại thận: do tổn thương tực thể tại thận, gây mất khả năng lọc
nước tiểu
- Vô niệu sau thận: Do tắc nghẽn lưu thông đường tiết niệu, làm tăng áp lực
cản trong khoang Bowmann và nhu mô thận phù nề, chèn ép ống dẫn niệu.
3.2. Nhận định về rối loạn số lượng nước tiểu
- Người bình thường đái trung bình 1200-1500ml/24 giờ. Lượng nước tiểu
thay đổi hàng ngày tùy thuộc vào lượng nước uống, thời tiết, nhiệt độ và lượng
mồ hôi tiết ra.
- Điều dưỡng cần nhận định số lượng nước tiểu/24h của người bệnh trước
và sau các can thiệp điều trị.
- Nếu người bệnh đi tiểu qua sonde thì nhận định số lượng nước tiểu qua
túi đựng nước tiểu
- Nhận định số lượng nước uống vào hàng ngày
+ Đa niệu: Lượng nước tiểu đái ra nhiều hơn bình thường và trên 2500ml
(không phải do ăn, uống nhiều) gọi là đái nhiều hay đa niệu.
+ Thiểu niệu: là khi lượng nước tiểu từ 100 đến < 500ml/24 giờ.
27