Page 261 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 261
3.4. Dấu hiệu liệt khu trú, liệt thần kinh sọ não
- Liệt cả người bên đối diện với bên có máu tụ.
- Giãn đồng tử cùng bên với bên có máu tụ do dây thần kinh số III bị chèn
ép. Mức độ giãn đồng tử tăng dần ( tỷ lệ thuận với khối máu tụ)
- Ngoài ra có thể thấy liệt mặt ngoại biên do vỡ xương đá chèn ép dây
thần kinh số VI
- Dấu hiệu màng não và vỏ não : trong máu tụ dưới màng cứng thường có
dấu hiệu màng não và vỏ não: nạn nhân đau đầu dữ dội, có khi vật vã rãy rụa,
cứng gáy, có trường hợp xuất hiện một hoặc cả hai bên.
- Động kinh: có trường hợp động inh cục bộ xuất hiện trong máu tụ dưới
màng cứng, nhất là có dập não kèm theo. Các dấu hiệu thần kinh khu trú chỉ có
giá trị khi tiến triển tăng dần. Nếu sau tai nạn xuất hiện ngay thì ít có giá trị.
3.5. Dấu hiệu thần kinh thực vật
- Mạch: giảm dần tần số có thể từ 90 lần giảm xuống 60lần/phút
- Huyết áp: khi có máu tụ hơi tăng hoặc tăng cao từ 140/90mmHg-
150/90mmHg
Cần so sánh lần khám sau so với làn khám trước để đánh giá đúng tình
trạng của người bệnh.
- Nhịp thở: tăng dần có thể dẫn đến rối loạn nhịp thở, tăng tiết dịch đường
hô hấp. Nếu rối loạn nhịp thở là biểu hiện rình trạng rất nặng.
- Thân nhiệt : Người bệnh có thể sốt cao 39-40 độ , do chèn ép thân não.
Riêng đối với trẻ em ít thấy có mạch chậm, trái lại thường thấy mạch nhanh nhỏ.
3.6. Vết thương sọ não hở
Thấy tổ chức não phòi ra như tổ chức bã đậu hoặc một vết thương xuyên
có một lỗ vào, một lỗ ra hoặc một đường rách màng cứng làm cho dịch não tuỷ
chảy ra ngoài.
3.7. Khám phát hiện những tổn thương phối hợp khác
Trong chấn thương sọ não có máu tụ nội sọ không có hiện tượng choáng
mất máu vì lượng máu tụ trong sọ chỉ > 30 gram người bệnh đã hôn mê, thậm
chí lâm sàng rất nặng (vì có phù não kèm theo). Cho nên khi đo mạch, huyết áp,
260