Page 257 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 257

Vẫn có thể bình thường, hoặc có bầm tím, sây sát da đầu, hoặc có khối

                  máu to hay nhỏ dưới da đầu, cũng có trường hợp da đầu bị dập nát rách rộng, có

                  thể để lộ ra cả một phần xương sọ, đôi khi qua đó ta nhìn thấy đường vỡ xương.

                  Cần chú ý để khám kỹ để tránh bỏ sót các thương tích  nhỏ của da đầu.

                  2.1.2. Xương sọ: có thể bị vỡ

                         - Xương vòm sọ:

                         Sau khi bị chấn thương vòm sọ có thể vẫn bình thường, hoặc rạn nứt, đặc

                  biệt chú ý đường vỡ xương ở vùng thái dương dễ gây đứt động mạch màng não

                  giữa gây máu tụ ngoài màng cứng. Xương sọ có thể bị lún sâu vào phía trong sọ

                  gây đè ép màng cứng và có thể gây đụng đập não nơi xương lún. Nếu mảnh

                  xương lún ở vị trí tương ứng với hệ xoang tĩnh mạch não (xoang tĩnh mạch dọc

                  trên, xoang tĩnh mạch ngang, hoặc vùng hội lưu Herophile) thì có thể làm rách

                  xoang tĩnh mạch, gây ra máu tụ ngoài màng cứng.

                  - Xương nền sọ:

                  Một chấn thương mạnh có thể gây ra vỡ xương nền sọ, vỡ xương vòm sọ cũng

                  có thể lan xuống nền sọ.


                  Vỡ sọ phân loại như sau:
                  + Vỡ tần trước nền sọ: đường vỡ có thể đi qua.


                         *Trần hốc mắt: gây máu tụ quanh hốc mắt (dấu hiệu đeo kình dâm)
                         * ống thị giác: gây liệt thần kinh số II


                         * Xoang hơi trán: dễ nhiễm trùng
                         * Xoang sàng: gây chảy máu mũi, có khi chảy cả dịch não tuỷ qua lỗ mũi


                  do rách màng não cứng.

                         * Cánh xương bướm: gây liệt dây thần kinh vận nhãn khi vào khe bướm.

                  +Vỡ tầng giữa nền sọ: làm vỡ xương đá gây chảy máu tai và tụ máu dưới da

                  vùng xương chũm có thể kèm theo làm thương tổn các giây thần kinh ở trong

                  xương đá: giây VII (liệt mặt ngoại biên) giây VIII(điếc tai)

                  2.1.3. Tổn thương não

                  2.1.3.1. Chấn động não: do hiện tượng rung chuyển các não thất hoặc co thắt

                  mạch máu não. Không có tổn thương thực thể, là loại phổ biến



                                                                                                        256
   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262