Page 259 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 259

+ Máu tụ dưới màng cứng cấp tính: người bệnh mê nhanh, liệt 1/2

                  người, giãn đồng tử bên đối diện, có cơn co cứng mất não, có thể rối loạn nhịp

                  thở và rất dễ tử vong.

                                 + Máu tụ dưới màng cứng bán cấp: sau chấn thương nhẹ vào đầu 2-5

                  tuần sau người bệnh thấy đau đầu, buồn nôn, người lẩn thẩn, chậm, quên nhiều.

                  Khám thấy phù gai thị. Có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật.

                         - Máu tụ trong não: khối máu tụ nằm trong tổ chức não, thường kèm theo

                  tổ chức não dập và phù não. Nguyên nhân do não dập làm tổn thương các mạch

                  máu trong tổ chức não gây ra khối máu tụ.

                         Loại này ít gặp hơn so vơi hai loại máu tụ ngoài màng cứng và dưới màng

                  cứng. Chẩn đoán khó, nhưng có khoảng tỉnh rõ ràng. Tiên lượng nặng. Nếu sống

                  được cũng để lại nhiều di chứng, đôi khi thành tàn phế.

                  2.2. Vết thương sọ não: tổn thương rách màng cứng thông khoang dưới nhện

                  với bên ngoài.

                  3. Dấu hiệu lâm sàng chấn thương sọ não

                         Những tổn thương sau chấn thương sọ não là những thương tổn phối hợp,


                  biểu hiện lâm sàng rất phức tạp, nên chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Việc chẩn
                  đoán chủ yếu căn cứ vào các diễn biến của các triệu chứng , vì vây theo dõi sát


                  người bệnh, phát hiện những triệu chứng chính để chỉ định phẫu thuật là điều tối
                  quan trọng. Trong những thương tổn sau một chấn thương sọ não, thương tổn


                  quan trọng nhất, chẩn đoán khó khăn nhất và cũng gây tỷ lệ tử vong cao nhất đó
                  là: khối máu tụ trong hộp sọ.


                  3.1. Hỏi bệnh

                         Hỏi để biết cơ chế gây tai nạn và diễn biến về tri giác của nạn nhân từ khi

                  bị tai nạn đến lúc ta khám người bệnh

                         - Nếu người bệnh còn tỉnh thì hỏi trực tiếp người bệnh, nếu người bệnh

                  mê thì hỏi người đi theo.

                         -  Về  cơ  chế  gây  tai  nạn:  nếu  vật  cứng  đập  vào  đầu  (đầu  cố  định)  thì

                  thường tổn thương trực tiếp nơi bị chấn thương. Ngược lại nếu đập đầu vào vật

                  cứng (đầu di động) thì thường tổn thương bên đối diện với bên chấn thương.



                                                                                                        258
   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264