Page 255 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 255
- Ghi điện tim, lắp monitor để theo dõi điện tim, huyết áp và bão hoà oxy máu
mao mạch (SpO2).
1.4.3.3. Thực hiệny lệnh tiêm huyết thanh kháng nọc rắn; kháng sinh, SAT...
Thực hiện y lệnh thuốc cho người bệnh đảm bảo chính xác, nhanh chóng, an
toàn.
1.4.3.4. Chăm sóc vết cắn
- Chăm sóc vết cắn đảm bảo vô khuẩn: thay băng hàng ngày, rửa bằng nước
muối sinh lí 0,9%, sát trùng PVP iodin 1%, băng lại bằng gạc vô khuẩn. Thay
băng khi thấm dịch.
- Theo dõi tình trạng hoại tử, nhiễm khuẩn, mức độ sưng, lan, đau.
1.5. Phòng rắn cắn
- Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch
và thời gian ban đêm.
- Cố gắng đi ủng, giầy cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đi ở khu
vực nhiều cây cỏ, đầm lầy. Gây tiếng động trước khi vào bụi rậm.
- Không dùng tay trần lật các tảng đá, gốc cây đổ.
- Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất.
- Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn.
- Không cầm, trêu rắn đã chết hoặc giống như đã chết.
- Tránh ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn,
đống đổ nát, đống rác, tổ mối.
- Người phải đi, làm việc ở nơi nguy cơ có rắn độc nên mang theo dụng cụ sơ
cứu và biết cách sơ cứu khi bị rắn cắn.
- Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không, nếu có thể thì tránh các
kiểu cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (như nhà mái tranh, tường
xây bằng rơm, bùn với nhiều hang, hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt.
Phát quang lối đi, vườn.
Tự lượng giá: Giải quyết bài tập/ bài tập tình huống/ test
254